Tìm đến cái chết để bảo vệ tình yêu là dấu chấm hết cho cuộc tình thiếu suy nghĩ cẩn trọng.
Sự việc cặp tình nhân người Thanh Hóa mặc trang phục cô dâu, chú rể vào nhà nghỉ tự tử với mục đích bảo vệ tình yêu gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua. Bị cha mẹ ngăn cấm, cả hai sẵn sàng kết liễu đời mình với mong muốn được mãi mãi bên nhau. Dù tính mạng đã được an toàn, song sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về kỹ năng sống non kém của nhiều bạn trẻ khi bị gia đình ngăn cấm chuyện hôn nhân.
Vậy khi bị gia đình phản đối chuyện tình yêu, các bạn trẻ nên suy nghĩ và hành động thế nào? Các bậc cha mẹ cần có cách cư xử ra sao để con cái không lâm vào bế tắc khi bị ngăn cấm?
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với T.S tâm lý Bùi Hồng Quân để chia sẻ sâu hơn về vấn đề này:
- Thưa TS tâm lý Bùi Hồng Quân, anh nghĩ sao về hành động mặc trang phục cô dâu, chú rể rồi vào nhà nghỉ tự tử để bảo vệ tình yêu của cặp đôi Thanh Hóa gây xôn xao dư luận vừa qua?
Đây là cách ứng xử sai lầm, không có sự tính toán cẩn thận nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Giải quyết vấn đề bằng cái chết không thể giúp họ đạt được mục đích như mong muốn, ngược lại, sẽ gây tổn hại rất nhiều, trước hết là bản thân sau đó là gia đình họ.
Dù tự tử không thành, vẫn giữ lại được tính mạng nhưng hành động đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ sau này của cả hai. Đây là hành động thiếu tỉnh táo, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của cặp đôi này cũng như những ai có ý nghĩ sẽ hành động như vậy.
Theo tôi, trước hết, nó thuộc về phạm trù tình cảm. Khi yêu nhau thực sự, người ta sẽ có nhu cầu gắt kết với nhau mãi mãi. Khi tình cảm phát triển đến mức độ cao mà bỗng nhiên có một thế lực nào đó ngăn cản, họ sẽ sẵn sàng bất chấp tất cả để bảo vệ tình yêu của mình.
Nhưng đó chỉ là nguyên nhân khởi điểm. Sự nhận thức của các bạn trẻ mới là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định cách hành xử, giải quyết vấn đề. Những ai có nhận thức tốt về cuộc sống, tương lai thì sẽ bình tĩnh lắng nghe, suy xét rồi đưa ra cách xử lý phù hợp nhất. Ngược lại, những ai nhận thức kém sẽ chọn cách giải quyết tiêu cực, tìm mọi cách vượt qua trở ngại tình yêu, bất chấp đó là cách làm đó có nguy hại đến tính mạng.
- Anh nghĩ sao về quan niệm của khá nhiều bạn trẻ hiện nay: "chết vì tình yêu là cái chết vĩ đại"?
Tôi hoàn toàn không đồng ý với lối suy nghĩ đó. Tình yêu đi liền với thực thể, tức là khi bạn còn sống, bạn có cảm xúc, rung động, thì lúc đó bạn mới có tình yêu. Sự sống kết thúc rồi thì mọi thứ trở về hư không và tất nhiên sẽ không còn thứ tình cảm nào tồn tại.
Lấy cái chết để bảo vệ tình yêu là suy nghĩ vô cùng thiển cận. Cái chết là dấu chấm hết cho mọi chuyện, kể cả tình yêu. Không chỉ vậy, nó còn để lại nỗi đau rất lớn cho người còn sống, những người là cha mẹ, người thân, máu mủ.
Lựa chọn cái chết để được ở bên nhau chỉ là sự biện hộ ngu xuẩn cho những người không biết cách vượt qua sự ngăn cấm của cha mẹ, cũng như những bế tắc trong cuộc sống.
Tình yêu nào cũng có thử thách và sẽ có lúc bạn cảm thấy bế tắc. Nhưng khi vượt qua được nó bằng những cách giải quyết khéo léo, tỉnh táo, bạn sẽ thấy trân trọng nó nhiều hơn. Không chỉ vậy, bạn còn chứng tỏ được bản lĩnh, trách nhiệm của mình với người yêu. Đó mới là cách bảo vệ tình yêu thực sự.
- Khi bị gia đình phản đối chuyện tình cảm, theo anh, các bạn trẻ nên ứng xử thế nào?
Các bạn trẻ nên lắng nghe. Khi lắng nghe, các bạn sẽ thấy được cái nhìn đa chiều từ bố mẹ, được phân tích kỹ hơn về hoàn cảnh hiện tại và sẽ hiểu được lý do vì sao bố mẹ ngăn cấm. Người ta thường nói, người trong cuộc, đặc biệt là trong cuộc yêu, luôn mù quáng nên lắng nghe chưa bao giờ là thừa thãi.
Trên cơ sở lắng nghe, các bạn có thể bình tĩnh chia sẻ suy nghĩ và sự lựa chọn của mình với gia đình. Các bậc cha mẹ luôn mong điều tốt đẹp cho con cái, nhưng họ không ở trong tâm thế của các bạn nên đôi khi không có những suy nghĩ tương đồng. Nhưng không thể vì vậy mà các bạn "xù lông" lên để bảo vệ ý kiến bản thân. Thay vào đó hãy lắng nghe, chia sẻ và đối thoại, các bạn sẽ sớm tìm được sự đồng thuận trong gia đình.
- Nhưng trong trường hợp cha mẹ và con cái không thể tìm được tiếng nói chung, theo anh nên xử lý ra sao?
Trong trường hợp hai bên không có tiếng nói chung, thì lúc đó chính bạn phải cân nhắc kỹ.
Nếu tình yêu của các bạn đủ lớn, đủ khả năng lo cho cuộc sống sau này thì hãy đi theo tiếng gọi của trái tim. Khi các bạn sống tốt, chứng minh được sự lựa chọn của mình là đúng thì mối quan hệ giữa các bạn và gia đình hoàn toàn có cơ hội trở lại bình thường.
Điều đó sẽ phụ thuộc vào cách ứng xử và bản lĩnh của các bạn.
- Vậy về phía gia đình, theo anh nên ứng xử ra sao khi muốn ngăn cản chuyện tình yêu của con cái?
Trước hết cần phải khẳng định rằng, hầu hết các bậc cha mẹ ngăn cản chuyện tình yêu của con cái đều vì lý do mong tương lai của con tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, do cách chia sẻ thiếu tế nhị, khéo léo nên đôi khi con trẻ chưa thể nhìn ra mong muốn của cha mẹ.
Các bậc cha mẹ hãy ngồi xuống làm bạn cùng con, lắng nghe con chia sẻ chuyện tình cảm rồi đưa ra lời khuyên hợp lý. Đừng vì những ý nghĩ chủ quan của mình mà dồn ép, tạo áp lực... rất dễ đẩy con vào hoàn cảnh bế tắc, muốn giải thoát bằng hành động tiêu cực.
Nếu sau khi phân tích, con vẫn quyết định đi theo tiếng gọi của trái tim thì tùy vào trường hợp, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng điều đó. Cha mẹ tuyệt đối không nên ép con phải lựa chọn giữa gia đình và người yêu. Bởi đó là sự dồn dép tiêu cực dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Các bậc cha mẹ cũng nên tôn trọng ý kiến của con vì ai cũng có những lý do riêng để bắt đầu một tình yêu. Hãy để con có khoảng trời riêng, có sự lựa chọn riêng. Thay vì ngăn cấm, hãy dạy con kỹ năng sống, cách nhận thức để chúng có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
- Và cuối cùng, theo anh thì các bạn trẻ nên chuẩn bị những gì trước khi bước vào tình yêu và cuộc sống hôn nhân, để có được cuộc sống vẹn tròn nhất?
Theo tôi, có hai yếu tố quan trọng các bạn trẻ cần xem xét trước khi bước vào tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là: hình mẫu người yêu bản thân mong muốn và truyền thống, gia phong của gia đình.
Nếu có thể tìm được một người phù hợp với cả hai yếu tố thì quá tốt. Nếu không, các bạn nên khéo léo dung hòa để có được tình yêu đẹp cũng như giữ gìn mối quan hệ gia đình.
Tôi muốn khẳng định, hạnh phúc của mỗi người chính là điều quan trọng nhất. Nhưng để được hạnh phúc, chỉ có tình yêu là chưa đủ và các bạn trẻ nên đủ tỉnh táo để lựa chọn cho mình người phù hợp.
Cặp tình nhân Thanh Hóa mặc áo cưới rồi tự tử trong nhà nghỉ để bảo vệ tình yêu
Trước đó, từng có rất nhiều vụ việc bạn trẻ uống thuốc ngủ, nhảy lầu, bỏ trốn vì bị cha mẹ ngăn cấm yêu đương, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giới trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung.Vậy khi bị gia đình phản đối chuyện tình yêu, các bạn trẻ nên suy nghĩ và hành động thế nào? Các bậc cha mẹ cần có cách cư xử ra sao để con cái không lâm vào bế tắc khi bị ngăn cấm?
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với T.S tâm lý Bùi Hồng Quân để chia sẻ sâu hơn về vấn đề này:
- Thưa TS tâm lý Bùi Hồng Quân, anh nghĩ sao về hành động mặc trang phục cô dâu, chú rể rồi vào nhà nghỉ tự tử để bảo vệ tình yêu của cặp đôi Thanh Hóa gây xôn xao dư luận vừa qua?
Đây là cách ứng xử sai lầm, không có sự tính toán cẩn thận nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Giải quyết vấn đề bằng cái chết không thể giúp họ đạt được mục đích như mong muốn, ngược lại, sẽ gây tổn hại rất nhiều, trước hết là bản thân sau đó là gia đình họ.
Dù tự tử không thành, vẫn giữ lại được tính mạng nhưng hành động đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ sau này của cả hai. Đây là hành động thiếu tỉnh táo, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của cặp đôi này cũng như những ai có ý nghĩ sẽ hành động như vậy.
Tìm đến cái chết để bảo vệ tình yêu trước sự ngăn cản của gia đình là lối suy nghĩ dại dột (Ảnh minh họa)
- Khi bị ngăn cấm tình yêu, nhiều bạn trẻ chọn cách phản kháng là tự tử hoặc bỏ nhà đi. Xét dưới góc độ tâm lý, theo anh, nguyên nhân của những hành động này là do đâu?Theo tôi, trước hết, nó thuộc về phạm trù tình cảm. Khi yêu nhau thực sự, người ta sẽ có nhu cầu gắt kết với nhau mãi mãi. Khi tình cảm phát triển đến mức độ cao mà bỗng nhiên có một thế lực nào đó ngăn cản, họ sẽ sẵn sàng bất chấp tất cả để bảo vệ tình yêu của mình.
Nhưng đó chỉ là nguyên nhân khởi điểm. Sự nhận thức của các bạn trẻ mới là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định cách hành xử, giải quyết vấn đề. Những ai có nhận thức tốt về cuộc sống, tương lai thì sẽ bình tĩnh lắng nghe, suy xét rồi đưa ra cách xử lý phù hợp nhất. Ngược lại, những ai nhận thức kém sẽ chọn cách giải quyết tiêu cực, tìm mọi cách vượt qua trở ngại tình yêu, bất chấp đó là cách làm đó có nguy hại đến tính mạng.
- Anh nghĩ sao về quan niệm của khá nhiều bạn trẻ hiện nay: "chết vì tình yêu là cái chết vĩ đại"?
Tôi hoàn toàn không đồng ý với lối suy nghĩ đó. Tình yêu đi liền với thực thể, tức là khi bạn còn sống, bạn có cảm xúc, rung động, thì lúc đó bạn mới có tình yêu. Sự sống kết thúc rồi thì mọi thứ trở về hư không và tất nhiên sẽ không còn thứ tình cảm nào tồn tại.
Lấy cái chết để bảo vệ tình yêu là suy nghĩ vô cùng thiển cận. Cái chết là dấu chấm hết cho mọi chuyện, kể cả tình yêu. Không chỉ vậy, nó còn để lại nỗi đau rất lớn cho người còn sống, những người là cha mẹ, người thân, máu mủ.
Lựa chọn cái chết để được ở bên nhau chỉ là sự biện hộ ngu xuẩn cho những người không biết cách vượt qua sự ngăn cấm của cha mẹ, cũng như những bế tắc trong cuộc sống.
Tình yêu nào cũng có thử thách và sẽ có lúc bạn cảm thấy bế tắc. Nhưng khi vượt qua được nó bằng những cách giải quyết khéo léo, tỉnh táo, bạn sẽ thấy trân trọng nó nhiều hơn. Không chỉ vậy, bạn còn chứng tỏ được bản lĩnh, trách nhiệm của mình với người yêu. Đó mới là cách bảo vệ tình yêu thực sự.
Các bạn trẻ nên lắng nghe. Khi lắng nghe, các bạn sẽ thấy được cái nhìn đa chiều từ bố mẹ, được phân tích kỹ hơn về hoàn cảnh hiện tại và sẽ hiểu được lý do vì sao bố mẹ ngăn cấm. Người ta thường nói, người trong cuộc, đặc biệt là trong cuộc yêu, luôn mù quáng nên lắng nghe chưa bao giờ là thừa thãi.
Trên cơ sở lắng nghe, các bạn có thể bình tĩnh chia sẻ suy nghĩ và sự lựa chọn của mình với gia đình. Các bậc cha mẹ luôn mong điều tốt đẹp cho con cái, nhưng họ không ở trong tâm thế của các bạn nên đôi khi không có những suy nghĩ tương đồng. Nhưng không thể vì vậy mà các bạn "xù lông" lên để bảo vệ ý kiến bản thân. Thay vào đó hãy lắng nghe, chia sẻ và đối thoại, các bạn sẽ sớm tìm được sự đồng thuận trong gia đình.
- Nhưng trong trường hợp cha mẹ và con cái không thể tìm được tiếng nói chung, theo anh nên xử lý ra sao?
Trong trường hợp hai bên không có tiếng nói chung, thì lúc đó chính bạn phải cân nhắc kỹ.
Nếu tình yêu của các bạn đủ lớn, đủ khả năng lo cho cuộc sống sau này thì hãy đi theo tiếng gọi của trái tim. Khi các bạn sống tốt, chứng minh được sự lựa chọn của mình là đúng thì mối quan hệ giữa các bạn và gia đình hoàn toàn có cơ hội trở lại bình thường.
Điều đó sẽ phụ thuộc vào cách ứng xử và bản lĩnh của các bạn.
- Vậy về phía gia đình, theo anh nên ứng xử ra sao khi muốn ngăn cản chuyện tình yêu của con cái?
Trước hết cần phải khẳng định rằng, hầu hết các bậc cha mẹ ngăn cản chuyện tình yêu của con cái đều vì lý do mong tương lai của con tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, do cách chia sẻ thiếu tế nhị, khéo léo nên đôi khi con trẻ chưa thể nhìn ra mong muốn của cha mẹ.
Các bậc cha mẹ hãy ngồi xuống làm bạn cùng con, lắng nghe con chia sẻ chuyện tình cảm rồi đưa ra lời khuyên hợp lý. Đừng vì những ý nghĩ chủ quan của mình mà dồn ép, tạo áp lực... rất dễ đẩy con vào hoàn cảnh bế tắc, muốn giải thoát bằng hành động tiêu cực.
Nếu sau khi phân tích, con vẫn quyết định đi theo tiếng gọi của trái tim thì tùy vào trường hợp, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng điều đó. Cha mẹ tuyệt đối không nên ép con phải lựa chọn giữa gia đình và người yêu. Bởi đó là sự dồn dép tiêu cực dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Các bậc cha mẹ cũng nên tôn trọng ý kiến của con vì ai cũng có những lý do riêng để bắt đầu một tình yêu. Hãy để con có khoảng trời riêng, có sự lựa chọn riêng. Thay vì ngăn cấm, hãy dạy con kỹ năng sống, cách nhận thức để chúng có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
- Và cuối cùng, theo anh thì các bạn trẻ nên chuẩn bị những gì trước khi bước vào tình yêu và cuộc sống hôn nhân, để có được cuộc sống vẹn tròn nhất?
Theo tôi, có hai yếu tố quan trọng các bạn trẻ cần xem xét trước khi bước vào tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là: hình mẫu người yêu bản thân mong muốn và truyền thống, gia phong của gia đình.
Nếu có thể tìm được một người phù hợp với cả hai yếu tố thì quá tốt. Nếu không, các bạn nên khéo léo dung hòa để có được tình yêu đẹp cũng như giữ gìn mối quan hệ gia đình.
Tôi muốn khẳng định, hạnh phúc của mỗi người chính là điều quan trọng nhất. Nhưng để được hạnh phúc, chỉ có tình yêu là chưa đủ và các bạn trẻ nên đủ tỉnh táo để lựa chọn cho mình người phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét