Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

phóng sinh hay sát sinh

Hàng trăm chú chim được phóng sinh nhưng không thể bay được vì đã bị những người bán cắt cụt cánh, rất nhiều xác chim nằm dưới các bụi cây, ghế đá.

17458
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 1
Dịp rằm tháng 7 âm lịch, người dân mua chim để phóng sinh.
Nhân dịp rằm tháng 7 (âm lịch) – lễ Vu lan báo hiếu, nhiều người dân ở TP.HCM đã phóng sinh cá, chim.
Ghi nhận tại các chùa ở khu vực quận 3, 5, 10, quận Gò Vấp, Bình Thạnh… rất nhiều người mua chim để phóng sinh. Đa phần số chim này được mua từ phía trước cổng chùa với giá từ 10.000đồng/con. Có người mua 2-3 lồng chim với số lượng hàng trăm con để thả. Tuy nhiên, có hàng trăm con chim được phóng sinh nhưng không thể bay được do đôi cánh đã bị những người bán cắt hết lông.
“Những con chim này có bay được đâu. Thả ra nó chạy xung quanh khu vực chùa rồi lại bị những người bán bắt lại, cho vào lồng rồi tiếp tục bán ra cho khách phóng sinh. Nhiều con bị thả và bắt lại quá nhiều lần đã đuối sức, thoi thóp rồi chết”, anh Nam Phong - một người dân nói
Tại khu vực chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), hàng trăm chú chim sẻ được thả phóng sinh nhưng không thể bay nổi, chỉ chạy xung quanh khuôn viên chùa. Nhiều xác chim chết ẩn dưới bụi cây, ghế đá.
Tại chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10), những chú chim được phóng sinh chỉ đủ sức bay vật vờ quanh bán kính vài chục mét rồi lại tiếp tục bị bắt trở lại để bán cho người đến sau. Xác chim cũng nằm khắp nơi.
Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn. Thế nhưng việc hành hạ, bắt chim nhiều lần để bán cho người đi chùa khiến nét đẹp ấy đã không còn giữ được những giá trị ban đầu.
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 2
Khi mở lồng, chim sẽ được thả ra khỏi lồng, trở về với thiên nhiên.
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 3
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 4
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 5
Chim kiệt sức sau khi được phóng sinh.
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 6
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 7
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 8
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 9
Sau nhiều lần bị thả ra - bắt lại, những chú chim nằm bẹp dưới các gốc cây, ghế đá.
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 10
Theo nhiều người, lý do những chim phóng sinh không bay đi được là bởi những người bán đã cắt bớt lông cánh.
Xác chim phóng sinh nằm la liệt sau lễ Vu Lan - 12

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn

Không bao giờ từ chối
Bạn có quá nhiều công việc của người khác trong danh sách ưu tiên của mình như giúp đỡ, tư vấn, chăm sóc ai đó... tất cả những điều dù là nhỏ nhất sẽ lấy đi thời gian mà đáng lẽ bạn nên dùng để đầu tư cho bản thân. Tất cả những gì bạn cần làm là luôn đặt công việc của mình làm ưu tiên. Và nếu ai đó cho rằng bạn quá ích kỷ thì hãy suy nghĩ kĩ xem điều này có thật sự đáng để bạn hi sinh thời gian và công sức để giúp đỡ họ trong khi kết quả bạn chẳng thu lại được bất cứ điều gì
6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn - 1
 2 Trông đợi một sự chấp thuận
Bạn đang không cảm thấy tự tin về các quyết định của mình và luôn tìm cách tìm kiếm sự ủng hộ hay chấp thuận đến từ sếp, đồng nghiệp, bạn bè hay người thân? Bạn cảm thấy mình đang làm "tốt" khi nhận được sự chấp thuận của người khác, còn nếu phản hồi từ những người xung quanh là tiêu cực, bạn hiển nhiên cảm thấy như điều mình làm là sai trái. Hãy nhớ rằng bạn là người quyết định mình có tốt hay không chứ không phải những người xung quanh. Thay vì tìm kiếm sự đồng thuận, hãy cố gắng đạt được các mục tiêu của bản thân. Khi sự tự tin là bạn đồng hành của bạn, nhu cầu được "phê duyệt" sẽ tự động biến mất.
6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn - 2
Dễ dãi mọi chuyện
Bạn ít khi tranh cãi, đưa ra ý kiến hay đấu tranh ngay khi việc đó liên quan đến quyền lợi của bản thân. Bạn cố chứng tỏ mình là một người tử tế, nhưng tất cả những gì người khác thấy chỉ là bạn nhạt nhòa và không dám đưa ra ý kiến mà thôi. Do đó, hãy chứng tỏ bản thân bằng cách dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình về một vấn đề mà không cần sự ủng hộ của bất cứ một ai. Hãy khiến người khác tôn trọng bạn bởi cá tính thật của bạn chứ không phải là sự dễ dãi luôn cười cho qua chuyện.
6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn - 3
Bắt bản thân chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác
Bạn thường cảm thấy có lỗi vì không đáp ứng được yêu cầu của người khác hay khi không đoán được suy nghĩ, kì vọng hay cảm xúc của họ. Tức giận, buồn bã, thất vọng,... bất kì cảm xúc nào của người khác cũng khiến bạn cảm thấy mình có liên quan. Đã đến lúc đặt hòn đá trách nhiệm này xuống được rồi, trước khi cảm thấy có lỗi hãy tự đặt câu hỏi rằng người đó đã làm gì để giải quyết những vấn đề của bản thân trong khi cứ ở đây và than thở với bạn.

6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn - 4
Không tự đặt giới hạn
Bạn luôn sẵn sàng với mọi người, nếu ai đó nói rằng họ có vấn đề khẩn cấp, bạn sẵn sàng bỏ công việc của mình để giải quyết dùm họ. Bạn có thể thay đổi ưu tiên của mình nhưng lại không thể từ chối người khác. Đã đến lúc bạn cần xác định lại ưu tiên của mình, hãy nói cho người khác về kế hoạch và những công việc của bạn đã được sắp xếp trước mà không cần phải bào chữa. Bản thân bạn vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu.
6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn - 6
Làm những thứ bạn không thích
Bạn đang mắc kẹt trong hàng tá yêu cầu của gia đình, cấp trên, bạn bè. Bạn quá bận rộn để thỏa mãn những yêu cầu của người khác. Bạn không có thời gian dành cho bản thân và làm những thứ mình thích? Do đó, hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi nhận bất cứ một yêu cầu nào, đảm bảo rằng bạn có thời gian để chăm chút cho bản thân hơn là tiêu phí thời gian của mình để làm hài lòng một ai đó.
6 thói quen khiến bạn lúc nào cũng nghèo khổ và cô đơn - 7

Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân

Hình ảnh những cô gái Thái trong trang phục truyền thống, căng tràn nhựa sống kéo nhau xuống khe Cờ - một điểm du lịch thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An lấy nước ngày đầu Xuân hút hồn người xem. Loadcell kỹ thuật số – 30 tấn

Loadcell kỹ thuật số – 40 tấn
192Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân - 1
Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân - 2
Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân - 3
Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân - 4
Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân - 6
Đẹp mê hồn thiếu nữ Thái xuống suối lấy nước đầu Xuân - 7

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Những anh chồng học cao vẫn bị vợ 'dìm' vì lương thấp

Xách cặp đi làm về thấy có người lạ trong nhà, anh Thành chưa kịp hỏi thì vợ nói nhanh: "Bác này tới mua xe, em bán rồi". 

"Có bằng tiến sĩ nhưng lương tôi chưa đầy 6 triệu nên vợ chẳng coi ra gì. Cô ta sắm đồ mới, bán đồ cũ, cho người giúp việc nghỉ, chọn trường cho con... đều tự ý làm, không thèm bàn với tôi một câu", người đàn ông 42 tuổi  kể trong lúc hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn về chuyện ly hôn. 
Theo lời anh Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội), hồi mới cưới, vợ chồng anh khá hòa thuận dù kinh tế khó khăn. Tốt nghiệp đại học loại giỏi, anh tiếp tục học cao học, vợ đi làm nuôi chồng, chăm con không than vãn một câu. Tuy nhiên, mấy năm nay, ngoài nghề chính, chị còn bán hàng trên mạng, kiếm tiền rất tốt nhưng thời gian dành cho gia đình ít đi và hay cáu kỉnh, dễ "lên mặt". 
"Có lúc cô ta còn bảo tôi đi giao hàng và tỏ thái độ khinh khỉnh khi tôi từ chối thẳng thừng. Con cái cần gì đều xin mẹ nên nhiều khi tôi còn cảm giác như chúng cũng chẳng coi mình ra gì", anh Thành kể. 
Đỉnh điểm là dịp Tết vừa rồi, khi phát hiện vợ mua cho bố mẹ đẻ cả cây mai to rồi biếu tiền chục triệu trong khi chỉ sắm ít bánh kẹo và đưa vài triệu cho nhà nội, anh vô cùng bực tức, nói chị là người không biết ăn ở. Chị thẳng băng đáp: "Anh muốn báo hiếu, biếu bố mẹ mình bao nhiêu tôi cũng chẳng nói một câu. Từ nay trở đi, mỗi người sẽ tự chăm lo biếu xén bên nhà mình". Cho rằng vợ xách mé chồng không làm ra tiền, anh Thành đùng đùng nổi giận, đập vỡ luôn cả nồi cơm điện. "Chúng tôi nửa tháng nay không ai nói với ai câu nào, có lẽ nên đường ai nấy đi", anh Thành kể. 
Ảnh minh họa: NBC News.
Ảnh minh họa: NBC News.
Vợ chồng anh Quý cũng đứng trên bờ vực vì chuyện cơm áo gạo tiền khi mới cưới chưa đầy 4 năm. 
Luôn là niềm hãnh diện của gia đình vì học giỏi nhất nhà, tốt nghiệp, anh Quý được giữ lại làm giảng viên một trường đại học khối kỹ thuật. Tuy nhiên, thu nhập mỗi tháng chưa nổi 7 triệu đồng khiến cuộc sống của cặp vợ chồng với đứa con 2 tuổi phải thuê nhà ở Hà Nội khá chật vật. Con hay ốm đau, vợ tạm thời xin nghỉ ở nhà. Mỗi tháng, được bố mẹ vợ hỗ trợ 3 triệu chăm cháu, anh Quý chỉ thấy "nhục" chứ không hề mừng. 
"Biết rằng ông bà thương cháu thôi nhưng cảm giác làm thằng đàn ông không nuôi nổi vợ con, để nhà ngoại phải cho tiền thì đau lắm", anh nói. Anh Quý muốn học ngoại ngữ rồi tập trung nghiên cứu để phục vụ cho việc xin được học bổng thì tương lai mới sáng sủa hơn nhưng lại bị vợ trách không năng động, chẳng chịu làm thêm tăng thu nhập. "Cô ấy hay so sánh, bảo cùng là giảng viên, bao người chịu khó dạy thêm hay làm nghề tay trái vẫn kiếm được cả mấy chục triệu. Tôi nghe mà thấy máu nóng bừng bừng", anh kể về một trong những lý do vợ chồng mình hay cãi vã gần đây.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt (TP HCM) cho biết, thực tế tư vấn mấy năm gần đây, bà gặp rất nhiều cặp trục trặc, thậm chí dắt nhau ra tòa mà nguyên do liên quan tới việc chồng học cao nhưng lương thấp và cảm thấy bị vợ coi thường. 
Lý giải điều này, bà cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía. Với nam giới, những người tri thức thường nhạy cảm và có sĩ diện cao. Cộng với định kiến xã hội cho rằng đàn ông phải là trụ cột và người giỏi học hành thì cũng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn tạo cho họ áp lực nặng nề. Trong khi đó, thực tế thì không phải ai có học hàm, học vị cao cũng thành công trong công việc, có thu nhập tốt.
Chuyện học cao lương thấp là không hiếm. Nguyên do có thể vì tính cách cá nhân, chẳng hạn người có học vấn cao nhất định không chịu làm việc ở vị trí thấp, trung bình hay do khả năng ứng biến thiếu linh hoạt, không áp dụng được các kiến thức sách vở vào thực tế. Không ít người giỏi lý thuyết nhưng lại cứng nhắc trong cuộc sống, dễ tự ái khiến khó thăng tiến trong công việc, khi hay làm mất lòng sếp, ít được trọng dụng. 
Về phía phụ nữ, thời nay, phụ nữ có nhiều cơ hội để khẳng định bản thân, kiếm tiền, thăng tiến trong công việc hơn. Đòi hỏi về chất lượng cuộc sống của họ cũng cao hơn. Và thực tế cho thấy, không ít chị em khi có thành công thì tâm lý cũng thay đổi nhiều. Đôi khi sự kiêu hãnh và tự chủ, tự quyết của họ có thể làm tổn thương tới tự ái của người đàn ông vốn có máu gia trưởng. Người chồng khi bực bội, có cảm giác bị coi thường dễ kiếm chuyện, gây gổ với vợ. Khi đó, người phụ nữ cảm thấy chồng vô lý và càng không phục. Sự xung đột ngấm ngầm giữa hai bên như vậy có thể tích tụ ngày một nhiều, đến khi có sự việc nào đó xảy ra thì như giọt nước tràn ly, khiến họ không thể chịu đựng nhau nữa. 
Theo bà Tâm, để hóa giải vòng khúc mắc này chỉ có cách vợ chồng tôn trọng và luôn nhắc nhau trong ứng xử để không bên nào quá trớn, đẩy mâu thuẫn lên trầm trọng. Chẳng hạn, nếu chồng thấy vợ có vẻ lấn lướt, tự đưa ra các quyết định mà không hề quan tâm tới ý kiến của chồng thì thay vì chỉ trích, móc máy "Sao cô dám làm như vậy? Cô giỏi quá rồi, có còn coi ai ra gì đâu!", hãy thủ thỉ: "Em ơi, dạo này em quên anh rồi à? Sao không bàn chuyện chi với anh hết, làm anh thấy buồn ghê"... 
Nhà tâm lý cho rằng để tránh phá hủy mối quan hệ, vợ chồng đều cần hạ bớt cái tôi, lấy sự tôn trọng, cảm thông và tình thân để ứng xử với nhau thay vì phán xét người kia và giành phần đúng về mình. Một điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần cố gắng vươn lên để cùng nhau tiến bộ, như đôi dép luôn song hành, chiếc này bước lên thì chiếc kia cũng tiến thêm. Trường hợp một người đã bước quá xa trong khi người kia vẫn giậm chân tại chỗ, không theo kịp thì mối quan hệ sẽ ngày càng xa cách, khủng hoảng. 
"Xã hội ngày nay có quá nhiều cám dỗ, nếu vợ chồng không tỉnh táo giữ gìn, cùng nhau vun đắp thì gia đình rất dễ đổ vỡ", bà Tâm bày tỏ. 
Là thạc sĩ và có thu nhập chỉ bằng một nửa vợ nhưng anh Tiến (Đống Đa, Hà Nội) không hề cảm thấy "lép vế" và gia đình anh lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Bí quyết, theo anh, chính là ở nhận thức của cả hai vợ chồng về giá trị gia đình và cách sống, ứng xử của cả hai. "Tôi và vợ cũng có lúc ngầm đua trong cuộc thi kiếm tiền nhưng rồi cả hai nhận ra rằng như vậy chỉ thêm mệt mỏi và làm khổ con cái. Cô ấy tháo vát, năng động trong kinh doanh thì cứ phát huy khả năng đó. Tôi trở về làm công tác nghiên cứu, chấp nhận đồng lương thấp, đổi lại có nhiều thời gian dạy con học hành, chăm lo cho cha mẹ hai bên. Chúng tôi vẫn cùng nhau chia sẻ kiến thức, cùng tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục và thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại", anh Tiến chia sẻ.

phong trào mua vàng ngày vía thần tài

Hàng trăm người vẫn xếp hàng để mua vàng đến 22h, nhiều khách mang theo cả con nhỏ.

Xếp hàng đến đêm mua vàng ngày Thần tài
 
 
 
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Theo ghi nhận của VnExpress 9h tối 25/2, dòng người xếp hàng chờ đến lượt mua vàng lấy may ngày Vía Thần Tài trước một cửa hàng trên phố Cầu Giấy vẫn đông nghịt. Cửa hàng này ước tính đã đón hơn 5.000 lượt khách. 
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Nhiều người mang theo con nhỏ vì nghe nói khách đi cùng trẻ em được miễn xếp hàng trong buổi sáng nay. Tuy nhiên, cửa hàng không còn áp dụng chính sách này trong buổi tối.
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Chị Mai cho biết phải đi mua vàng vào buổi tối vì ban ngày có việc không đi được và nghĩ đỡ đông hơn. Chị bế con theo do ở nhà không có người trông.
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Phía trong cửa hàng, cả nhân viên và khách hàng đều giao dịch rất khẩn trương trước giờ đóng cửa. Khoảng 9h30, nhân viên bán hàng liên tục thông báo chỉ còn đủ vàng bán trong 20 phút nữa, bao gồm các sản phẩm nhẫn trơn, nhẫn kim tiền.
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Kệ sản phẩm vàng phong thủy, con giáp in hình chú chó trống trơn.
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại các cửa hàng trên "phố vàng" - Trần Nhân Tông.
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Nhân viên thu ngân đếm tiền mỏi tay. Chị Thu Hà cho biết làm việc liên tục từ 14h, chưa ra khỏi quầy được.
Xếp hàng đến đêm chờ mua vàng
Đến 22h, nhiều cửa hàng trên phố này đóng cửa, không nhận thêm khách.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Cứu ba mẹ con đuối nước khi thả cá, nam sinh viên tử vong

Trong lúc thả cá cúng ông Táo, 3 mẹ con ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) không may trượt chân ngã xuống sông đuối nước. Lúc này, một nam sinh viên đã nhảy xuống cứu nhưng bị đuối sức nên tử vong.

6321
Cứu ba mẹ con đuối nước khi thả cá, nam sinh viên tử vong - 1
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc
Vào lúc 12h30 ngày 8/2, chị Loan (giáo viên trường cấp 2 xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cùng hai con nhỏ ra sông Ghép (đoạn cầu Ghép) thả cá. Do trượt chân nên cả ba mẹ con không may ngã xuống sông đuối nước. Lúc này, nghe thấy có người kêu cứu, em Hoàng Đức Hải (ở thôn Hồng Kỳ, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia) đã bơi ra cứu 3 mẹ con chị Loan vào bờ an toàn. Tuy nhiên, Hải bị kiệt sức nên bị đuối nước.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 2 đã điều hai xe cứu nạn cứu hộ, 14 cán bộ chiến sỹ cùng nhiều phương tiện như xuồng cao su, bình dưỡng khí, đồ lặn… có mặt tại hiện trường tìm kiếm nạn nhân.
“Do thời tiết giá rét, nước sông lên cao khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Sau 3 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân đưa vào bờ và bàn giao cho chính quyền địa phương và gia đình”, Thượng tá Đỗ Thái Vĩnh, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC tỉnh Thanh Hóa trực tiếp chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn thông tin.
Được biết Hoàng Đức Hải là sinh viên năm thứ tư của một trường đại học tại Hà Nội. Hải về quê nghỉ Tết thì không may xảy ra tai nạn đáng tiếc này.

Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết

Hình ảnh cánh đồng lúa, bắp cùng với thuyền hoa tấp nập được tái hiện tại hội hoa xuân ở Sài Gòn làm nhiều người xa quê cảm thấy ấm lòng trong những ngày giáp Tết cổ truyền.

9030
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 1
Chiều 9.2, Hội chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) sẽ chính thức khai hội đón khách. Những công đoạn cuối cùng đã hoàn tất. Với chủ đề “Sông nước tình xuân”, Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng sẽ một không gian văn hóa mang đậm bản sắc của vùng Nhà Bè xưa nói riêng và Nam bộ nói chung.
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 2
Theo ban tổ chức, chủ đề năm nay lấy “nước” làm điểm nhấn sáng tạo, gợi lên hình ảnh non sông - đất nước, tạo cảm giác gần gũi, gắn bó đối với những người Việt Nam. Song song đó, “nước” còn là một trong những nhân tố không thể thiếu của sự sống, giúp cho vạn vật tươi tốt, không ngừng sinh sôi, nảy nở…
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 3
Hội hoa xuân gồm: Đường xuân, bến xuân, vườn xuân và góp xuân. Trong đó, Đường Xuân là điểm nhấn chính, thể hiện rõ nét chủ đề “Sông nước tình Xuân” với chuỗi tiểu cảnh liên hoàn, mô phỏng đặc điểm kinh tế của vùng sông nước qua những hình ảnh thân thuộc như: vạt lúa nước, hồ sen, hồ tôm, hồ cá, rừng tràm ngập mặn… Ngoài ra, điểm xuyến xuyên suốt Đường Xuân sẽ là các loài hoa thủy sinh, thảm thực vật nguyên thủy của vùng Nhà Bè - Rừng Sác với các loại cây: mắm, đước, tràm, dừa nước, mù u, trâm bầu…
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 4
Riêng tại khu vực Bến Xuân, hình ảnh Nhà Bè xưa sẽ được phục dựng qua tiểu cảnh những con thuyền chở đầy hoa, những ngôi nhà trên bè…
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 5
 Hình ảnh linh vật của năm Mậu Tuất được dựng tại khu vực cổng của hội hoa xuân ở “khu nhà giàu”
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 6
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 7
 Những cánh đồng lúa, những con đường mòn ở ruộng lúa, mái nhà tranh…rất làng quê được tái hiện ở hội hoa xuân. “Nhìn hình ảnh cánh đồng lúa với những người rơm tôi nhớ nhà quá. Tết này tôi không về nên cũng buồn”, chị Nguyễn Quỳnh Trang ngụ quận 7 chia sẻ.
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 8
Linh vật của năm được dựng lên 3 hướng nhìn khác nhau. Linh vật cũng được làm theo hướng ngẩng cao đầu, hùng dũng.
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 9
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 10
 Những ruộng bắp với con đường quanh co, những hàng dừa nước cũng được tái hiện tại hội hoa xuân. Theo ban tổ chức chương trình sẽ khai mạc vào chiều 9.2
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 11
Bờ xe nước được tái hiện. “Hình ảnh này đã gắn bó với tôi từ lúc nhỏ ở quê và cách đây cũng 40 năm rồi. Lúc đó đâu có máy bơm như bây giờ nên phải làm bờ xe nước để chuyển nước từ sông vào ruộng. Giờ gặp nó ở Sài Gòn bao nhiêu ký ức lại ùa về”, ông Nguyễn Trực (70 tuổi) quê Đà Nẵng nói.
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 12
 Các em nhỏ người nước ngoài tung tăng trên con đường xuân
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 13
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 14
 Những cô gái thì xúng xính áo mới “check in” tại hội hoa xuân ở “phố nhà giàu”
Hồn quê xuất hiện tại “khu nhà giàu” ở Sài Gòn ngày giáp Tết - 15
Và xem lại hình ảnh chụp được ở Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng