Là thủ khoa xuất sắc của ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội nhưng Nga vẫn phải vất vả tìm việc làm.
Là thủ khoa xuất sắc của ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội nhưng Nga vẫn phải vất vả tìm việc làm.
Hành trình tìm kiếm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng đối với các tân cử nhân. Dù vấn đề sinh viên mới ra trường thất nghiệp không chỉ là nỗi trăn trở của những người trong cuộc, mà còn của cả gia đình và xã hội.
Sinh viên bằng giỏi chờ công chức trong áp lực
Không ít sinh viên tốt nghiệp đại học với tấm bằng giỏi có nguyện vọng được vào cơ quan nhà nước làm việc và trở thành công chức. Nhưng cơ hội mà họ có được không nhiều, đôi khi mòn mỏi chờ đợi để chớp lấy... nhưng rồi lại phải ngẩn ngơ nhìn nó qua đi.
“Mình không nghĩ xin việc lại khó khăn như vậy! Mình tốt nghiệp loại giỏi, cũng có chút ít kinh nghiệm tập sự, gia đình mình muốn mình được vào làm việc ở cơ quan nhà nước. Thế là mình về quê chờ thi công chức. Quãng thời gian chờ đợi đó áp lực vô cùng, mình phải chịu sự "nhòm ngó” của làng xóm, đi đâu mọi người cũng hỏi: “Chưa đi làm gì à?”, “Sao ở nhà lâu thế”? Lại thêm việc mình tốt nghiệp bằng giỏi nên mọi người càng xì xào nhiều hơn”, Linh chia sẻ.
Để tránh lời ra tiếng vào, Linh quyết định xuống Hà Nội làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cô làm thu ngân trong một quán cà phê nhỏ, ngày làm 8 tiếng với mức thu nhập thấp. Thời gian còn lại, Linh tập trung vào việc ôn thi, chuẩn bị cho đợt thi công chức sắp tới.
Đã 4 tháng trôi qua, kể từ ngày ra trường, bạn Dương Thị Nga, thủ khoa tốt nghiệp của trường ĐH Giao thông Vận Tải năm 2015 cũng đang miệt mài ôn thi công chức. Bên cạnh đó, Nga cũng đang làm nhân viên kế toán cho một doanh nghiệp xây dựng.
Khi được hỏi, tại sao không dự định làm việc lâu dài trong doanh nghiệp, Nga chia sẻ muốn có công việc và cuộc sống ổn định nên quyết thi vào công chức.
Nga cho biết thêm, dù áp lực nhưng cô vẫn luôn tự tin vào sự cố gắng và kiên trì của bản thân. Cho dù không trúng tuyển vào cơ quan nhà nước, với những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học và tập sự, Nga vẫn có thể chủ động kiếm được một việc làm phù hợp.
“Mình rất mong có những chính sách trọng dụng Thủ khoa của các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước để mình và các bạn có điều kiện được học tập, làm việc và cống hiến. Sẽ không còn tình trạng thủ khoa ra trường lao đao xin việc hay thất nghiệp”, Nga chia sẻ mong muốn của mình.
Stress vì xin việc
Mới ra trường được vài tháng nhưng không ít bạn sinh viên lâm vào tình trạng stress nặng vì không xin được việc làm.
Bạn Kiều Chinh (SV Công nghệ kỹ thuật Hóa - ĐH Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ, đã 2 tháng kể từ khi nhận bằng, dù nộp hồ sơ ở rất nhiều nơi nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Ở nhà tìm việc, Chinh chịu nhiều áp lực từ phía gia đình và mọi người xung quanh.
“Mình rất sợ mọi người hỏi về công việc. Thường, mình trả lời đang chờ việc nhưng họ nghĩ mình thất nghiệp và khuyên nộp hồ sơ làm công nhân ở công ty may gần nhà. Cứ vậy, mình đâm ra chán nản và bị căng thẳng rất nhiều”, Chinh tâm sự.
Chinh cho hay, bản thân rất sợ làm công nhân vì đã chứng kiến nhiều bạn bè chịu đủ thiệt thòi khi làm công nhân hoặc nhiều người sau khi đã quen với việc lao động trong xưởng rồi cũng bỏ luôn ý định tìm việc đúng ngành nghề.
Chinh kể: “Bạn bè mình chấp nhận bỏ tấm bằng ĐH. Họ chọn lao động chân tay để mưu sinh. Có những bạn, phải nói dối gia đình đã xin được việc ở Hà Nội vì không muốn bố mẹ buồn, làng xóm biết học ĐH làm công nhân”.
Tìm hiểu và nộp rất nhiều đơn xin ứng tuyển vào các công ty Luật nhưng Phương Thanh (SV Luật - ĐHQG Hà Nội) vẫn chưa nhận được tin hồi âm. Những ngày tháng ở nhà khiến Thanh chán chường và thấy bản thân trở thành gánh nặng của gia đình.
Để tìm được một công việc ưng ý, đúng ngành, đúng nghề, các tân cử nhân gặp rất nhiều gian nan. Và quan trọng hơn, không phải ai cũng đủ kiên trì và điều kiện để theo đuổi công việc, ngành nghề tin trên tấm bằng đại học đến cùng
Sinh viên bằng giỏi chờ công chức trong áp lực
Không ít sinh viên tốt nghiệp đại học với tấm bằng giỏi có nguyện vọng được vào cơ quan nhà nước làm việc và trở thành công chức. Nhưng cơ hội mà họ có được không nhiều, đôi khi mòn mỏi chờ đợi để chớp lấy... nhưng rồi lại phải ngẩn ngơ nhìn nó qua đi.
Vấn đề việc làm dù không mới nhưng chưa bao giờ hết nóng (ảnh minh họa)
Bạn Th.Linh (sinh năm 1993), cử nhân Luật – tốt nghiệp trường ĐH Quốc gia Hà Nội từng than ngắn thở dài về chuyện chờ thi công chức. Linh chia sẻ, đó là khoảng thời gian cô phải chịu áp lực nặng nề đến mức khủng hoảng tinh thần.“Mình không nghĩ xin việc lại khó khăn như vậy! Mình tốt nghiệp loại giỏi, cũng có chút ít kinh nghiệm tập sự, gia đình mình muốn mình được vào làm việc ở cơ quan nhà nước. Thế là mình về quê chờ thi công chức. Quãng thời gian chờ đợi đó áp lực vô cùng, mình phải chịu sự "nhòm ngó” của làng xóm, đi đâu mọi người cũng hỏi: “Chưa đi làm gì à?”, “Sao ở nhà lâu thế”? Lại thêm việc mình tốt nghiệp bằng giỏi nên mọi người càng xì xào nhiều hơn”, Linh chia sẻ.
Để tránh lời ra tiếng vào, Linh quyết định xuống Hà Nội làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cô làm thu ngân trong một quán cà phê nhỏ, ngày làm 8 tiếng với mức thu nhập thấp. Thời gian còn lại, Linh tập trung vào việc ôn thi, chuẩn bị cho đợt thi công chức sắp tới.
Đã 4 tháng trôi qua, kể từ ngày ra trường, bạn Dương Thị Nga, thủ khoa tốt nghiệp của trường ĐH Giao thông Vận Tải năm 2015 cũng đang miệt mài ôn thi công chức. Bên cạnh đó, Nga cũng đang làm nhân viên kế toán cho một doanh nghiệp xây dựng.
Khi được hỏi, tại sao không dự định làm việc lâu dài trong doanh nghiệp, Nga chia sẻ muốn có công việc và cuộc sống ổn định nên quyết thi vào công chức.
Dương Thị Nga, nữ thủ khoa xuất sắc của trường ĐH Giao thông vận tải vất vả tìm việc làm
Nga chia sẻ: “Mình vừa đi làm vừa ôn thi công chức vào Vụ tài chính - Bộ công thương nên khá vất vả, chỉ buổi tối mình mới có thời gian học bài. Cuộc sống tự lập ở Hà Nội, vừa làm vừa ôn thi cùng với những tác động từ nhiều phía khiến mình chịu rất nhiều áp lực trong đợt thi này”.Nga cho biết thêm, dù áp lực nhưng cô vẫn luôn tự tin vào sự cố gắng và kiên trì của bản thân. Cho dù không trúng tuyển vào cơ quan nhà nước, với những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học và tập sự, Nga vẫn có thể chủ động kiếm được một việc làm phù hợp.
“Mình rất mong có những chính sách trọng dụng Thủ khoa của các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước để mình và các bạn có điều kiện được học tập, làm việc và cống hiến. Sẽ không còn tình trạng thủ khoa ra trường lao đao xin việc hay thất nghiệp”, Nga chia sẻ mong muốn của mình.
Stress vì xin việc
Mới ra trường được vài tháng nhưng không ít bạn sinh viên lâm vào tình trạng stress nặng vì không xin được việc làm.
Bạn Kiều Chinh (SV Công nghệ kỹ thuật Hóa - ĐH Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ, đã 2 tháng kể từ khi nhận bằng, dù nộp hồ sơ ở rất nhiều nơi nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Ở nhà tìm việc, Chinh chịu nhiều áp lực từ phía gia đình và mọi người xung quanh.
“Mình rất sợ mọi người hỏi về công việc. Thường, mình trả lời đang chờ việc nhưng họ nghĩ mình thất nghiệp và khuyên nộp hồ sơ làm công nhân ở công ty may gần nhà. Cứ vậy, mình đâm ra chán nản và bị căng thẳng rất nhiều”, Chinh tâm sự.
Chinh cho hay, bản thân rất sợ làm công nhân vì đã chứng kiến nhiều bạn bè chịu đủ thiệt thòi khi làm công nhân hoặc nhiều người sau khi đã quen với việc lao động trong xưởng rồi cũng bỏ luôn ý định tìm việc đúng ngành nghề.
Chinh kể: “Bạn bè mình chấp nhận bỏ tấm bằng ĐH. Họ chọn lao động chân tay để mưu sinh. Có những bạn, phải nói dối gia đình đã xin được việc ở Hà Nội vì không muốn bố mẹ buồn, làng xóm biết học ĐH làm công nhân”.
Tìm hiểu và nộp rất nhiều đơn xin ứng tuyển vào các công ty Luật nhưng Phương Thanh (SV Luật - ĐHQG Hà Nội) vẫn chưa nhận được tin hồi âm. Những ngày tháng ở nhà khiến Thanh chán chường và thấy bản thân trở thành gánh nặng của gia đình.
Phương Thanh cảm thấy vô cùng áp lực khi chưa xin được việc
Thanh cho biết: “Ngày nào mình cũng nghĩ, nghĩ nhiều về công việc và nghĩ tới công sức của bố mẹ. Bố mẹ đã vất vả tạo điều kiện nuôi mình 4 năm ĐH. Vậy giờ đây mình vẫn chưa xin được một công việc. Thực sự, chính mình gây áp lực cho mình”.Để tìm được một công việc ưng ý, đúng ngành, đúng nghề, các tân cử nhân gặp rất nhiều gian nan. Và quan trọng hơn, không phải ai cũng đủ kiên trì và điều kiện để theo đuổi công việc, ngành nghề tin trên tấm bằng đại học đến cùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét