Trước khi trở thành kỷ lục gia trí nhớ, Anh Vũ cũng từng 9 năm liền là học sinh yếu, học đúp.
Cuộc sống vốn có những điều kỳ diệu không thể lý giải bằng bất cứ nghiên cứu khoa học hay định lý nào. Và trường hợp của chàng trai 27 tuổi, Dương Anh Vũ (quê Ninh Thuận), từng 9 năm liền là học sinh yếu, luôn quên rút chìa khóa xe nhưng lại có khả năng định vị hơn 10.000 địa danh, tương đương với việc ghi nhớ 40.000 từ trên tấm bản đồ thế giới bằng Tiếng Anh và ngôn ngữ quốc tế, chính là một điều kỳ diệu như thế.
Trí nhớ khủng
Dương Anh Vũ bắt đầu rèn luyện trí nhớ vào năm 2010, khi đang là sinh viên năm 2. Tại sao, trong lúc mọi người tập trung học đại ĐH với mong muốn có công việc ổn định khi ra trường, anh lại có ý tưởng rèn luyện trí nhớ?
Tôi rèn luyện trí nhớ cũng là để phục vụ mục đích học tập. Thời điểm đó tôi đang học 2 trường, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH RMIT, bên cạnh đó, còn theo đuổi nhiều đề tài nghiên cứu để xin học bổng. Khối lượng kiến thức cần thu nạp là quá lớn, nếu không có một trí nhớ tốt thì không thể theo nổi, nên tôi nghĩ, việc rèn luyện trí nhớ là cần thiết.
Anh đã mất bao lâu để tìm ra phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả? Trong thời gian đó, có khi nào anh muốn bỏ cuộc ?
6 tháng. Trong 6 tháng đó, tôi “ngụp lặn” giữa hàng đống sách, chọn ra hàng trăm phương pháp rèn luyện trí nhớ nhưng cuối cùng đều không thể áp dụng cho bản thân. Đã có lúc tôi cảm thấy “ngộp thở” và muốn bỏ cuộc.
Nhưng rồi, tôi đọc được “thuyết riêng biệt”, chính thứ đó đã “cứu vớt” trí nhớ của tôi. Mỗi người đều có một khả năng riêng, từ đó thích ứng với một phương pháp riêng. Bản thân tôi, nếu muốn thành công cũng phải tạo ra phương pháp của riêng mình.
Vậy anh có thể "bật mí" phương pháp ghi nhớ khối kiến thức “khủng” như vậy chỉ trong 6 năm?
Đơn giản là đọc – suy ngẫm rồi viết ra.
Tôi có một thói quen hơi dị là cứ mỗi lần sáng tạo ra thứ gì đó là lại la hét. Có lần, ở trong nhà tắm, tôi nghĩ ra một điều mới mẻ rồi hét toáng lên. Mấy người bạn sợ quá, đạp cửa xông vào, ai ngờ trong đó tôi đang ung dung dội nước…
Những lần sau đó, khi thấy tôi la hét, chẳng ai bất ngờ nữa mà thay vào đó họ nói rất bình thản: “Lại một ý tưởng mới ra đời” (Cười lớn).
Nhận được cuộc gọi của giáo sư Tayan Phonanan, người sáng lập ra cuốn Sách kỷ lục Thái Lan, mời tham gia xác lập kỷ lục về trí nhớ, tôi khá bất ngờ. Vì trước đó, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đem khả năng ghi nhớ của mình đi… thi.
Khi qua Thái Lan, tôi có đem theo 4 cuốn giấy chứa 300.000 bảng thống kê tương đương với nửa triệu tờ giấy A4. Nếu trải hết 4 cuộn giấy đó ra thì phải cần không gian rộng hơn 6,5m và để viết ra và kiểm tra hết số dữ liệu này thì phải mất 8 ngày (mỗi ngày làm việc 12 giờ).
Vì khối lượng dữ liệu tôi đem đến quá nhiều nên họ chỉ đồng ý kiểm tra và xác lập 0,04% nội dung kiến thức trong đó. Đó là 108 cột dữ liệu về các lĩnh vực: Văn hóa- Kinh tế - Chính trị- Xã hội của 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tôi hoàn thành tất cả câu hỏi ngẫu hứng của họ trong 2 giờ đồng hồ và họ đã bị tôi thuyết phục.
Khi hoàn thành buổi kiểm tra, ông Tayan Phonanan đã chạy đến ôm lấy tôi và nói: “Cảm ơn bạn vì bạn đã thành công”. Nhìn ông ấy vui và xúc động hơn cả tôi nữa.
Anh có dự định sẽ xác lập kỷ lục thế giới về trí nhớ không?
Có chứ (cười). Và nội dung lần này là dùng trí nhớ vẽ lại tấm bản đồ thế giới bằng tay lên bảng, sau đó định vị và điền lên tấm bản đồ đó tên gọi của hơn 10.000 địa danh, tương đương với 40.000 từ bằng Tiếng Anh và ngôn ngữ quốc tế.
Được biết, trước khi trở thành một kỷ lục gia trí nhớ, anh từng bị “đúp” và bị bạn gái chia tay chỉ vì không nhớ số điện thoại của cô ấy?
Tôi buộc phải thừa nhận rằng, mình từng là một học sinh dốt, đến độ, bố tôi phải nói: “Bố mẹ đã tạo ra con như một sản phẩm bị lỗi”.
Suốt những năm tiểu học, tôi đều “đạt” học lực yếu, trong đó, năm lớp 3 lưu ban một lần. Lên lớp 6, 7, 8, 9, tôi tiếp tục là học sinh yếu, mỗi năm thi lại 2 môn: Toán và Anh Văn- 2 môn mà hiện giờ, tôi nghĩ là tôi giỏi nhất.
Thi chuyển cấp, tôi đạt số điểm 28, trong khi điểm tối thiểu để được vào học tại một trường bán công là 28,5 (đã hạ điểm một lần – PV). Không một trường THPT nào tại Ninh Thuận nhận tôi. Bố tôi thì thay vì đánh mắng như mọi lẫn đã khẽ khàng nói với tôi rằng: “Người ta học 9 năm, con học 10 năm mà vẫn không khá lên được. Đi học nghề thôi rồi sau này bố cho con đất, nhà, tiền để lập nghiệp”.
Đó là lúc lòng tự trọng của tôi bị tổn thương. Nhưng quan trọng hơn, cả bố mẹ tôi cũng bị tôi kéo xuống, không dám ngẩng mặt lên nhìn ai.
Khi bố khuyên đi học nghề, tôi nói: “Cho con thử lần nữa”. Bố tôi nói: “Không” thì tôi hiểu bố đã hoàn toàn mất niềm tin vào mình. Sau đó, tôi không ăn, không tắm rửa suốt 1 tuần liền. Rồi bố bảo: “Được rồi. Mặc kệ con, muốn học thì học”.
Tôi đi học bổ túc, nhưng không dám học ở trường thị trấn mà đạp xe xuống tận thành phố học vì sợ bố mẹ mang tiếng. Mỗi ngày tôi đạp xe 48km cả học chính lẫn học thêm. Và mỗi lần về nhà, tôi đều thấy bố ngồi chờ ngoài cửa.
Năm lớp 11, lần đầu tiên tôi đạt danh hiệu học sinh khá. Nó không đơn giản chỉ là sự khích lệ mà giống như ánh sáng cuối đường hầm vậy. Tôi nhận ra, bệnh ngu dốt của bản thân không phải là bệnh nan y. Và tôi đã nỗ lực rất, rất nhiều.
Suốt nhiều năm gắn mác ngu dốt, thậm chí bị bố mẹ ví như “sản phẩm lỗi”, điều gì khiến anh giữ được niềm tin rằng mình có thể thay đổi?
Đó là tình yêu thương và lòng tự trọng của cha mẹ. Sau khi không được nhận vào bất cứ trường THPT nào ở Ninh Thuận, tôi đã nghĩ, phải quyết tâm học để bảo vệ lòng tự trọng đó.
Thầy cô cũng khuyên nhủ và giúp đỡ tôi rất nhiều. Chính tình thương của gia đình và thầy cô đã giúp tôi tái sinh.
Có lần giảng dạy tại một trường THPT, một nữ sinh đứng lên hỏi tôi về cân nặng và chiều cao của thế giới. Tôi đưa ra con số thể thích và một vài thông số khác nhưng em ấy đều lắc đầu. Cuối cùng, em ấy nói, thế giới chỉ nặng 56kg và chiều cao khoảng 1m65. Lúc đó, tôi mới biết, em ấy nói về tôi (Cười).
Hay, có một lần dạy tại trường đại học quốc tế, một giáo sư đã nói với tôi rằng: “Có lẽ, tôi phải chết đi, sống lại nhiều lần mới có được khối lượng kiến thức mà một thanh niên 27 tuổi như cậu đang nắm giữ”.
Có một trí nhớ cực “khủng”, vậy có khi nào trong cuộc sống thường ngày, anh cũng quên vài điều lặt vặt như mọi người khác?
Nếu là trí nhớ học thuật, tôi nhớ rất lâu còn những thứ nhỏ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, tôi quên nhiều lắm. Tôi hay quên rút chìa khóe xe, quên số điện thoại… Tôi chỉ hy vọng, sau này có thể nhớ được mặt bạn gái (Cười).
Dương Anh Vũ, chàng trai có trí nhớ "khủng"
Dương Anh Vũ được biết đến khi trở thành người nước ngoài duy nhất được vinh danh về khả năng ghi nhớ trong Sách kỷ lục Thái Lan vào tháng 3/2015 vừa qua. Sau khi tận mắt chứng kiến khả năng ghi nhớ của anh, có người đã phải thốt lên: “Nếu bạn kết nối được với internet, bạn đã đem cả thế giới về nhà. Còn nếu bạn cưới được Dương Anh Vũ, bạn đã bê được cả thế giới lên giường”. Để thấy rằng, bên trong bộ não nhỏ của anh là cả một đại dương mênh mông tri thức.Khả năng ghi nhớ của Dương Anh Vũ: Nhớ hơn 300.000 bảng thống kê bách khoa về vật lý, hóa học, lịch sử, văn hóa, chính trị, thiên văn... tương đương với 500.000 trang giấy A4. Nhớ 20.000 số pi sau 3.14. Nhớ hơn 10.000 mốc sự kiện khoa học, nghệ thuật và lịch sử nhân loại (ngày tháng năm và nội dung sự kiện). Nhớ toàn bộ tấm bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng tiếng Anh và ngôn ngữ quốc tế (10.000 địa danh và 40.000 từ trong tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế). Nhớ hơn 1000 tác phẩm văn chương kinh điển Việt Nam và thế giới cùng các tác giả. Nhớ tất cả các vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam (năm sinh, năm mất). (Còn nữa….) |
Trí nhớ khủng
Dương Anh Vũ bắt đầu rèn luyện trí nhớ vào năm 2010, khi đang là sinh viên năm 2. Tại sao, trong lúc mọi người tập trung học đại ĐH với mong muốn có công việc ổn định khi ra trường, anh lại có ý tưởng rèn luyện trí nhớ?
Tôi rèn luyện trí nhớ cũng là để phục vụ mục đích học tập. Thời điểm đó tôi đang học 2 trường, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH RMIT, bên cạnh đó, còn theo đuổi nhiều đề tài nghiên cứu để xin học bổng. Khối lượng kiến thức cần thu nạp là quá lớn, nếu không có một trí nhớ tốt thì không thể theo nổi, nên tôi nghĩ, việc rèn luyện trí nhớ là cần thiết.
6 tháng. Trong 6 tháng đó, tôi “ngụp lặn” giữa hàng đống sách, chọn ra hàng trăm phương pháp rèn luyện trí nhớ nhưng cuối cùng đều không thể áp dụng cho bản thân. Đã có lúc tôi cảm thấy “ngộp thở” và muốn bỏ cuộc.
Nhưng rồi, tôi đọc được “thuyết riêng biệt”, chính thứ đó đã “cứu vớt” trí nhớ của tôi. Mỗi người đều có một khả năng riêng, từ đó thích ứng với một phương pháp riêng. Bản thân tôi, nếu muốn thành công cũng phải tạo ra phương pháp của riêng mình.
Vậy anh có thể "bật mí" phương pháp ghi nhớ khối kiến thức “khủng” như vậy chỉ trong 6 năm?
Đơn giản là đọc – suy ngẫm rồi viết ra.
Tôi có một thói quen hơi dị là cứ mỗi lần sáng tạo ra thứ gì đó là lại la hét. Có lần, ở trong nhà tắm, tôi nghĩ ra một điều mới mẻ rồi hét toáng lên. Mấy người bạn sợ quá, đạp cửa xông vào, ai ngờ trong đó tôi đang ung dung dội nước…
Những lần sau đó, khi thấy tôi la hét, chẳng ai bất ngờ nữa mà thay vào đó họ nói rất bình thản: “Lại một ý tưởng mới ra đời” (Cười lớn).
Dương Anh Vũ truyền cảm hứng tại các trường THPT
Anh có thể kể lại hành trình xác lập kỷ lục trí nhớ tại Thái Lan vừa qua?Nhận được cuộc gọi của giáo sư Tayan Phonanan, người sáng lập ra cuốn Sách kỷ lục Thái Lan, mời tham gia xác lập kỷ lục về trí nhớ, tôi khá bất ngờ. Vì trước đó, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đem khả năng ghi nhớ của mình đi… thi.
Khi qua Thái Lan, tôi có đem theo 4 cuốn giấy chứa 300.000 bảng thống kê tương đương với nửa triệu tờ giấy A4. Nếu trải hết 4 cuộn giấy đó ra thì phải cần không gian rộng hơn 6,5m và để viết ra và kiểm tra hết số dữ liệu này thì phải mất 8 ngày (mỗi ngày làm việc 12 giờ).
Vì khối lượng dữ liệu tôi đem đến quá nhiều nên họ chỉ đồng ý kiểm tra và xác lập 0,04% nội dung kiến thức trong đó. Đó là 108 cột dữ liệu về các lĩnh vực: Văn hóa- Kinh tế - Chính trị- Xã hội của 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tôi hoàn thành tất cả câu hỏi ngẫu hứng của họ trong 2 giờ đồng hồ và họ đã bị tôi thuyết phục.
Khi hoàn thành buổi kiểm tra, ông Tayan Phonanan đã chạy đến ôm lấy tôi và nói: “Cảm ơn bạn vì bạn đã thành công”. Nhìn ông ấy vui và xúc động hơn cả tôi nữa.
Anh có dự định sẽ xác lập kỷ lục thế giới về trí nhớ không?
Có chứ (cười). Và nội dung lần này là dùng trí nhớ vẽ lại tấm bản đồ thế giới bằng tay lên bảng, sau đó định vị và điền lên tấm bản đồ đó tên gọi của hơn 10.000 địa danh, tương đương với 40.000 từ bằng Tiếng Anh và ngôn ngữ quốc tế.
Anh Vũ từng nhiều năm liền là học sinh yếu kém
Từng bị tất cả các trường THPT tại Ninh Thuận từ chối…Được biết, trước khi trở thành một kỷ lục gia trí nhớ, anh từng bị “đúp” và bị bạn gái chia tay chỉ vì không nhớ số điện thoại của cô ấy?
Tôi buộc phải thừa nhận rằng, mình từng là một học sinh dốt, đến độ, bố tôi phải nói: “Bố mẹ đã tạo ra con như một sản phẩm bị lỗi”.
Suốt những năm tiểu học, tôi đều “đạt” học lực yếu, trong đó, năm lớp 3 lưu ban một lần. Lên lớp 6, 7, 8, 9, tôi tiếp tục là học sinh yếu, mỗi năm thi lại 2 môn: Toán và Anh Văn- 2 môn mà hiện giờ, tôi nghĩ là tôi giỏi nhất.
Thi chuyển cấp, tôi đạt số điểm 28, trong khi điểm tối thiểu để được vào học tại một trường bán công là 28,5 (đã hạ điểm một lần – PV). Không một trường THPT nào tại Ninh Thuận nhận tôi. Bố tôi thì thay vì đánh mắng như mọi lẫn đã khẽ khàng nói với tôi rằng: “Người ta học 9 năm, con học 10 năm mà vẫn không khá lên được. Đi học nghề thôi rồi sau này bố cho con đất, nhà, tiền để lập nghiệp”.
Đó là lúc lòng tự trọng của tôi bị tổn thương. Nhưng quan trọng hơn, cả bố mẹ tôi cũng bị tôi kéo xuống, không dám ngẩng mặt lên nhìn ai.
Rất nhiều học sinh hâm mộ khả năng ghi nhớ của chàng trai 8x
Anh đã vượt qua sự yếu kém đó như thế nào để có ngày hôm nay?Khi bố khuyên đi học nghề, tôi nói: “Cho con thử lần nữa”. Bố tôi nói: “Không” thì tôi hiểu bố đã hoàn toàn mất niềm tin vào mình. Sau đó, tôi không ăn, không tắm rửa suốt 1 tuần liền. Rồi bố bảo: “Được rồi. Mặc kệ con, muốn học thì học”.
Tôi đi học bổ túc, nhưng không dám học ở trường thị trấn mà đạp xe xuống tận thành phố học vì sợ bố mẹ mang tiếng. Mỗi ngày tôi đạp xe 48km cả học chính lẫn học thêm. Và mỗi lần về nhà, tôi đều thấy bố ngồi chờ ngoài cửa.
Năm lớp 11, lần đầu tiên tôi đạt danh hiệu học sinh khá. Nó không đơn giản chỉ là sự khích lệ mà giống như ánh sáng cuối đường hầm vậy. Tôi nhận ra, bệnh ngu dốt của bản thân không phải là bệnh nan y. Và tôi đã nỗ lực rất, rất nhiều.
Suốt nhiều năm gắn mác ngu dốt, thậm chí bị bố mẹ ví như “sản phẩm lỗi”, điều gì khiến anh giữ được niềm tin rằng mình có thể thay đổi?
Đó là tình yêu thương và lòng tự trọng của cha mẹ. Sau khi không được nhận vào bất cứ trường THPT nào ở Ninh Thuận, tôi đã nghĩ, phải quyết tâm học để bảo vệ lòng tự trọng đó.
Thầy cô cũng khuyên nhủ và giúp đỡ tôi rất nhiều. Chính tình thương của gia đình và thầy cô đã giúp tôi tái sinh.
Kỷ lục gia trí nhớ luôn đề cao tình yêu thương trong cuộc sống
Mới đây anh tham gia giảng dạy ở rất nhiều trường trong nước và quốc tế. Anh có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong những buổi “truyền cảm hứng” đó?Có lần giảng dạy tại một trường THPT, một nữ sinh đứng lên hỏi tôi về cân nặng và chiều cao của thế giới. Tôi đưa ra con số thể thích và một vài thông số khác nhưng em ấy đều lắc đầu. Cuối cùng, em ấy nói, thế giới chỉ nặng 56kg và chiều cao khoảng 1m65. Lúc đó, tôi mới biết, em ấy nói về tôi (Cười).
Hay, có một lần dạy tại trường đại học quốc tế, một giáo sư đã nói với tôi rằng: “Có lẽ, tôi phải chết đi, sống lại nhiều lần mới có được khối lượng kiến thức mà một thanh niên 27 tuổi như cậu đang nắm giữ”.
Có một trí nhớ cực “khủng”, vậy có khi nào trong cuộc sống thường ngày, anh cũng quên vài điều lặt vặt như mọi người khác?
Nếu là trí nhớ học thuật, tôi nhớ rất lâu còn những thứ nhỏ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, tôi quên nhiều lắm. Tôi hay quên rút chìa khóe xe, quên số điện thoại… Tôi chỉ hy vọng, sau này có thể nhớ được mặt bạn gái (Cười).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét