Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

"Thách cưới" hay là tiền "mua" con dâu?


Tôi thấy thời gian gần đây, trên mạng cứ sục sôi chuyện cưới xin. Nghe mà thấy sốt ruột. Trước khi cưới, hãy tìm về với nguồn gốc để biết mình có nên thách cưới hay không nhé.
Cân điện tử | Cân ô tô | Trạm cân ô tô | Trạm cân điện tử | Giá cân ô tô | Giá cân điện tử





Hôn nhân là cái mốc đánh dấu một cuộc sống mới của người trưởng thành. Các cụ nói “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là như thế. Chúng ta vẫn cứ nghĩ, chuyện hôn nhân là chuyện của đại gia đình hai bên nội ngoại chứ không riêng gì cô dâu hay chú rể.


Ngày xưa, các cụ nhà mình coi chuyện hôn nhân của con cái là chuyện của cha mẹ. Thế nên các cụ mới nói từ “cưới cho con”. Tức là hoàn toàn vai trò của cha mẹ, con cái chỉ biết làm theo. Vì vậy, hạnh phúc trăm năm của con cái hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ. Thì đành rằng ở cái thời phong kiến, dựng vợ gả chồng cho con từ thuở mười ba, mười lăm thì con cái đã biết gì. Nhưng bây giờ, cô dâu chú rể là người trưởng thành, thậm chí là thành đạt mà cha mẹ vẫn can thiệp vào chuyện cưới xin thì thật chẳng hợp lý chút nào.


Tôi biết nhiều cặp đôi cũng khốn khổ vì cưới. Cô dâu không muốn công bố của hồi môn ra bàn dân thiên hạ, nhưng mẹ chú rể bảo phải có. Thế là bất hòa. Con trai muốn làm đám cưới đơn giản, nhưng bố mẹ muốn làm thật to vì không muốn mất mặt với thiên hạ. Kết quả là con đã ba tuổi mà chưa trả xong nợ cưới. Còn những chuyện vay vàng tặng con, sau đám cưới đòi lại nhiều lắm. Thật lắm éo le!





Nhiều cặp đôi khổ vì cố vay mượn để làm đám cưới thật hoành tráng. (minh họa





Cân ô tô điện tử 40 tấn | Cân ô tô điện tử 60 tấn | Cân ô tô điện tử 80 tấn


Cân ô tô điện tử 100 tấn | Cân ô tô điện tử 120 tấn | Cân ô tô điện tử 150 tấn






Còn thách cưới? Các bạn có đến nghe đến “tam tòng” chưa? Tức là con gái ở nhà thì nghe lời cha (mẹ); đi lấy chồng phải theo chồng; chồng chết rồi theo con trai. Thế nên, khi về nhà chồng thường đổi tên theo chồng và gia đình nhà chồng chứ không còn dùng tên riêng nữa.


Vì vậy, ông bà ta mới than “Con gái là con người ta; con dâu đích thực mẹ cha mua về”. Các bạn chú ý là “mua về” chứ không phải “xin về” hay “cưới về”.


Cái khoản tiền “thách cưới” đó bản chất là tiền để “mua” con dâu, nhà gái dùng một phần tiền đó để trang trải đám cưới, còn lại thì coi như “có lời”. Và sau khi lấy chồng, người con gái coi như là con nhà “người ta”, không còn có trách nhiệm với gia đình bố mẹ đẻ nữa.


Tiền thách cưới càng cao thì càng được xã hội tôn trọng vì “có giá”, cha mẹ càng mát lòng mát dạ.


Thế hệ chúng ta bây giờ đang sống trong thời đại văn minh, ai cũng có công ăn việc làm, có thu nhập và có trách nhiệm chung với gia đình. Việc cưới xin hoàn toàn tự nguyện, không có chuyện “gả bán” thì sao lại đòi “tiền cưới”.


Các chị em cứ bảo chồng là không được phong kiến, phải có trách nhiệm với gia đình nhà vợ…nhưng lại muốn “thách cưới” hoặc không đòi thì nhà trai cũng nên có chút ít. Vô lý quá, đúng là nửa mùa. Làm như vậy, vô hình trung đã biến cuộc hôn nhân thành việc “gả bán”, “ngã giá” rồi.


Tôi cũng là phụ nữ, sinh ra ở nông thôn, trong gia đình quan lại phong kiến. Nhưng tôi kịch liệt phản đối những chuyện “thách cưới”, “quà mừng”… làm thước đo giá trị và hạnh phúc. Khi đám cưới của bạn chỉ hướng đến mục đích duy nhất là hạnh phúc thì tất cả những thủ tục khác đều không quan trọng.

cân sàn điện tử , cân sàn điện tử 1 tấn , cân sàn điện tử 2 tấn , cân sàn điện tử 3 tấn cân sàn điện tử 5 tấn 
cân bàn điện tử , cân bàn 100 kg , cân bàn 200 kg cân bàn 300 kg , cân bàn 60 kg , cân bàn 80 kg 

Chị em phụ nữ ơi, giá trị của chúng ta không nằm trong phong bì cưới, không nằm trong đám cưới rình rang. Cũng chẳng phải đợi đến lúc cưới mới để thiên hạ biết giá trị của mình qua vật chất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét