Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Những lợi ích quý hơn vàng khi trẻ được học các môn nghệ thuật

Các bộ môn nghệ thật không chỉ giúp trẻ thẩm thấu cuộc sống một cách hoàn hảo nhất mà còn giúp trẻ thành công hơn nữa. Dưới đây là những kỹ năng thúc đẩy trẻ phát triển những điểm mạnh về nghệ thuật trong học tập và cuộc sống.


Sáng tạo
Nên khuyến khích con theo dõi các chương trình nghệ thuật, thỉnh thoảng yêu cầu đọc một bài thơ, hoặc kể chuyện theo các cách, các giọng nói khác nhau tùy theo khả năng của bé. Điều này sẽ tạo ra một liều thuốc bổ cho trí nhớ, đồng thời tạo ra khả năng thẩm thấu, thực hành tư duy sáng tạo.
Sự tự tin
Các kỹ năng phát triển thông qua sân khấu không chỉ đào tạo trẻ cách thuyết phục hoặc đưa ra một thông điệp, mà còn tạo ra sự tự tin khi bé diễn đạt trên sân khấu. Điều này sẽ giúp trẻ thoải mái, tự tin phát biểu, thể hiện bản thân trước đám đông.
Giải quyết vấn đề
Sáng tạo nghệ thuật được sinh ra thông qua việc giải quyết các vấn đề. Làm thế nào để biến đất sét này thành một bức tượng? Làm thế nào để miêu tả một cảm xúc đặc biệt thông qua điệu nhảy? Nhân vật mà bé đóng sẽ phản ứng thế nào trong hoàn cảnh này? Tất cả những đứa trẻ tham gia nghệ thuật luôn bị thách thức để giải quyết vấn đề. Và chính những điều này sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng cần thiết cho sự thành công trong sự nghiệp.
Những lợi ích quý hơn vàng khi trẻ được học các môn nghệ thuật - 1
Sự kiên trì
Khi một đứa trẻ cầm violin lần đầu tiên, bé biết rằng không thể chơi giỏi như Bach ngay lập tức. Bé sẽ phải nỗ lực thực hành, học các kỹ năng và kỹ thuật, bé sẽ có mục tiêu là Bach concerto ngày một gần hơn. Trong một thế giới ngày càng cạnh tranh, nơi mà mọi người đang được yêu cầu liên tục phát triển các kỹ năng mới, sự kiên trì, bền bỉ là điều cần thiết để đạt được thành công.
Tập trung
Khả năng tập trung là một kỹ năng quan trọng được phát triển thông qua việc giữ cân bằng giữa lắng nghe và đóng góp. Khi trẻ tham gia vào một môn nghệ thuật, trẻ buộc phải hiểu rằng: mỗi người tham gia vào một buổi biểu diễn không chỉ suy nghĩ về vai trò của cá nhân họ mà còn phải tập trung để hiểu vai trò của họ đóng góp như thế nào vào bức tranh toàn cảnh cùng với tất cả các diễn viên khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc tham gia vào nghệ thuật cải thiện khả năng tập trung của trẻ rất nhiều.
Giao tiếp không lời
Thông qua kinh nghiệm trong nhảy múa và khiêu vũ, trẻ em học cách phá vỡ cơ học của ngôn ngữ cơ thể. Họ trải nghiệm những cách di chuyển khác nhau và làm thế nào để  truyền thông cảm xúc khác nhau. Sau đó, họ được huấn luyện về kỹ năng thực hiện để đảm bảo rằng họ đang miêu tả nhân vật của họ một cách hiệu quả cho khán giả.
Hợp tác
Hầu hết các môn nghệ thuật đều có tính cộng tác. Thông qua nghệ thuật, trẻ em làm việc cùng nhau, chia sẻ trách nhiệm và thỏa hiệp với người khác để đạt được một mục tiêu chung. Khi một đứa trẻ tham gia vào một ban nhạc, hoặc một nhóm múa hay khiêu vũ, họ bắt đầu hiểu rằng sự đóng góp của họ là cần thiết cho sự thành công của cả nhóm. Thông qua những kinh nghiệm này, trẻ em được tự tin và bắt đầu học rằng đóng góp của họ có giá trị ngay cả khi họ không có vai trò lớn nhất.
Sự tận tâm
Khi trẻ tham gia vào một bộ môn nghệ thuật, trẻ sẽ phải tập luyện nhiều với những nỗ lực cao độ để có được kết quả là một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc một buổi trình diễn hoàn hảo. Các em học cách liên kết sự cống hiến với một cảm giác hoàn thành. Trẻ sẽ coi luyện tập thói quen làm việc lành mạnh và luôn có mặt đúng giờ để tập dượt và trình diễn, tôn trọng sự đóng góp của người khác, và nỗ lực để đạt được thành công của tác phẩm cuối cùng, đó là bài học của sự tận tâm. Cân ô tô đã qua sử dụng
Tinh thần trách nghiệm
Khi trẻ luyện tập tạo ra điều gì đó, chúng quen dần với ý tưởng hành động của chúng ảnh hưởng đến người khác. Trẻ sẽ biết rằng khi họ không chuẩn bị hoặc đúng giờ, những người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thông qua nghệ thuật, trẻ em cũng học được rằng điều quan trọng là thừa nhận rằng bạn đã mắc phải sai lầm và chịu trách nhiệm về nó. Cân ô tô 60 tấn                    sửa chữa cân ô tô uy tín

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét