Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Vượt 4.000 km, đây là chiếc đèn Trung thu độc đáo nhất năm

Đó là chiếc đèn Trung thu được Trung úy Nguyễn Viết Tưởng đang công tác tại Đảo Đá Lớn, Trường Sa tự tay làm và gửi về cho các con - con trai đầu 4 tuổi mới được gặp bố 2 lần và con trai thứ hai gần 1 tuổi chưa một lần gặp bố.
Nhiều người đã gọi món quà trung thu của Trung úy Nguyễn Viết Tưởng là chiếc đèn lồng trông trăng đặc biệt nhất cả nước bởi suốt 13 năm công tác tại Trường Sa, đây là lần đầu tiên người lính này tự tay làm đèn lồng và đặc biệt hơn, đó lại là món quà anh gửi đến các con của mình: Cháu Khôi Nguyên (4 tuổi) và Việt Anh (gần 1 tuổi).
Bố là bộ đội Trường Sa, cháu Khôi Nguyên mới được gặp bố 2 lần còn em trai từ lúc chào đời đến nay vẫn chưa một lần gặp bố.
Trao đổi với Báo Gia đình & Xã hội về chiếc đèn lồng độc đáo, Trung úy Nguyễn Viết Tưởng xúc động tâm sự: "Chiếc đèn này được tôi làm từ hôm 2/8 đến 18/8 thì xong. Ý tưởng khiến tôi bắt tay làm là từ bài thơ "Quà Trung thu của ba" của tác giả Hồng Diệu, được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc thành bài hát quen thuộc với thiếu nhi. Khi tình cờ nghe bài hát, lòng tôi trào lên nỗi bâng khuâng, thương nhớ nghĩ về các con mình. Do điều kiện công tác xa nhà nên những dịp lễ Tết hay Trung thu trước đó các cháu chưa bao giờ được nhận quà của bố. Nghĩ vậy, tôi quyết định sẽ làm một món quà tặng các con. Rất may, chiếc đèn lồng hoàn thiện đúng đợt có tàu ra đảo nên tôi có điều kiện gửi về cho các con".
Vượt 4.000 km, đây là chiếc đèn Trung thu độc đáo nhất năm - 1
Bé Khôi Nguyên bên món quà của bố
Người lính có "thâm niên" 13 năm công tác tại Trường Sa tiết lộ, vật liệu để anh làm chiếc đèn lồng khá "độc, lạ". Bộ khung đèn lồng được anh tận dụng từ tre luồng vớt ở biển khơi, phơi khô, tỉ mỉ vót chẻ thành từng thanh mỏng. Giấy màu không có sẵn, Trung úy Tưởng dùng giấy A4 cắt dán vào thân đèn.
"Anh em đồng đội rất vui mừng và chia sẻ với tôi suốt quá trình làm món quà nhỏ cho con. Một số anh em mua giúp tôi vật liệu trong đất liền gửi tàu ra, các anh em khác cùng ngồi làm đèn lồng, người cắt dán, người tô vẽ những hình thù thật ngộ nghĩnh và tưởng tượng rằng các cháu nhỏ nhận được sẽ vui mừng đến thế nào", anh Tưởng nói.
Hành trình vượt gần 4.000km của chiếc đèn từ khâu vật liệu gửi từ Khánh Hòa gửi ra Trường Sa, từ Trường Sa vào Vũng Tàu, về TP HCM, ra Hà Nội, về Hải Phòng đến tay các con Trung úy Nguyễn Viết Tưởng là hành trình đong đầy kỉ niệm. Anh Tưởng chia sẻ, rất nhiều người đã hỗ trợ anh thì món quà mới có thể vượt sóng gió biển khơi về với đất liền.
Vượt 4.000 km, đây là chiếc đèn Trung thu độc đáo nhất năm - 2
Trung úy Nguyễn Viết Tưởng
Mới đây, ba mẹ con chị Đỗ Thị Thơm - vợ Trung úy Nguyễn Viết Tưởng - đã được đón đến địa điểm chương trình "Bố ở đảo xa, con ở nhà có bạn" do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Câu lạc bộ "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" tổ chức để nhận món quà đầy ý nghĩa này. Cháu Khôi Nguyên sau nhiều ngày hồi hộp nghe bố tiết lộ về món quà, khi tận mắt trông thấy chiếc đèn đã nhờ mẹ gọi điện ngay cho bố để khoe: "Bố ơi! con thích lắm, con vui lắm".
Trong khi em trai còn chưa biết nói, chỉ dõi ánh mắt tò mò vào ánh sáng lung linh tỏa ra từ chiếc đèn của bố thì bé Khôi Nguyên đã biết khám phá và reo lên khi phát hiện bên trong chiếc đèn còn có lá cờ Tổ quốc, xe tăng, tàu ngầm Kilo... Với Khôi Nguyên, món quà Trung thu ấy như chứa đựng cả một thế giới cổ tích diệu kì.
Nhìn các con xúm xít, đưa tay vuốt từng mép bìa cong cho phẳng rồi cùng các bạn rước chiếc đèn của bố gửi về từ đảo xa với nụ cười hồn nhiên, rạng rỡ... chị Thơm không giấu nổi ánh mắt rưng rưng. Chị tâm sự, đây là Trung thu mà gia đình chị sẽ không bao giờ quên được.
Bây giờ, ở Trường Sa đang bắt đầu mùa biển động. Trung úy Nguyễn Viết Tưởng chia sẻ, từ khi anh công tác ở đảo đến nay, mỗi dịp Trung thu thời tiết thường mưa gió, hiếm khi người lính đảo ngắm được trọn vẹn một vầng trăng tròn trên bầu trời trong và nhiều sao như khi ở đất liền. Nhưng kí ức tuổi thơ, niềm vui của các con mình, các cháu thiếu nhi ở hiện tại là niềm hạnh phúc vô bờ với anh và đồng đội.
Anh kể, mỗi khi rảnh rỗi, anh vẫn nghe và nhẩm theo những câu hát trong bài "Quà trung thu của ba": "Cha nói cha có quà/ Cho con Rằm tháng Tám/ Chiếc lồng đèn rất sáng/ Cha gửi từ đảo xa/ Đèn lồng nhỏ của cha/ Có cả một mái nhà/ Đỏ thắm cờ Tổ Quốc/ Cha gọi đó Trường Sa/ Trong trái tim của cha/ Có con và có mẹ". 

Lệ Rơi: “Tôi là nghệ sĩ chưa có tuổi nhưng đã có tên”

“Chàng trai bán ổi” trần tình về việc xuất hiện tại lễ cúng Tổ nghề sân khấu.
Nổi lên như một hiện tượng mạng xã hội, hiếm khi tham gia các hoạt động showbiz nhưng lại xuất hiện trong lễ cúng Tổ nghề sân khấu cùng nhiều nghệ sĩ… đó là lý do Lệ Rơi (tên thật là Nguyễn Đức hậu, Hải Dương) bị dân mạng châm chọc, “ném đá” dữ dội những ngày qua.
Lệ Rơi: “Tôi là nghệ sĩ chưa có tuổi nhưng đã có tên” - 1
Lệ Rơi dâng hương lên Tổ nghề sân khấu 
Ngày 12/9, cùng với các nghệ sĩ miền Bắc ở nhiều lứa tuổi, Lệ Rơi có mặt tại điểm cúng Tổ nghề sân khấu dâng hương. Đây vốn là sự kiện dành riêng cho các diễn viên, ca sĩ nhiều năm hoạt động nghệ thuật nên sự xuất hiện của anh chàng gốc Hải Dương khiến dân mạng ngạc nhiên.
Nhiều người cho rằng, Lệ Rơi chỉ là một “hiện tượng mạng”, chưa từng có hoạt động nghệ thuật, sân khấu đúng nghĩa nên việc anh đi cúng Tổ nghề là làm màu.  Anh còn bị cho là đang huyễn hoặc bản thân, xem mình là thành viên của làng giải trí.
Trước "làn sóng" châm biếm đó, Lệ Rơi đã có những chia sẻ riêng với báo chí, khẳng định mình có mặt tại lễ cúng Tổ nghiệp để bày tỏ lòng thành kính chứ không cố tình làm màu.
Dường như chưa thể giải tỏa nỗi bức xúc, sáng ngày 15/9, chàng trai quê vải tiếp tục đăng dòng chia sẻ dài trên trang Facebook cá nhân, trải lòng về sự việc này. Anh mở đầu khá gay gắt: “Tôi không muốn lên đây để phân bua hay gì nhưng thấy thế sự quá thối nát”…
Lệ Rơi: “Tôi là nghệ sĩ chưa có tuổi nhưng đã có tên” - 2
Anh bức xúc khi bị chỉ trích là làm màu, ảo tưởng
Lệ Rơi nói, anh may mắn được “thế giới ảo” thổi phồng lên, từ đó có cơ duyên tham gia một số hoạt động nghệ thuật, tuy không đặc sắc nhưng vẫn đủ để được dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghề.
Anh cũng tự nhận mình là một nghệ sĩ được Tổ nghiệp ban may mắn: "Tôi là nghệ sĩ có tên mà chưa có tuổi, còn các nghệ sĩ khác nhiều người có tuổi mà chưa có tên. Nên việc tôi về dự lễ cúng tổ là bình thường”.
Lệ Rơi còn nhắn nhủ, mọi người đến cúng tổ với sự thành tâm chứ không nên xem đó là nơi để làm màu bởi, chính anh từng chứng kiến “nhiều người cúng Tổ rất quá…”.
Liên hệ với Lệ Rơi, anh khẳng định, dòng chia sẻ đầy triết lý đó được chính anh viết ra do bức xúc trước sự chỉ trích “ném đá” của cộng đồng mạng.
Lệ Rơi: “Tôi là nghệ sĩ chưa có tuổi nhưng đã có tên” - 3
Lệ Rơi tự nhận mình là nghệ sĩ "có tên nhưng chưa có tuổi"
Lệ Rơi cho hay, ngày 12/9, anh cùng các anh em trong công ty (những người từng làm nghệ thuật) đến cúng Tổ nghề theo lời mời của một nghệ sĩ hài có tiếng. Đến đó, anh được các nghệ sĩ khác chào đón nồng nhiệt, trò chuyện vui vẻ và chụp ảnh kỷ niệm.
Tuy nhiên, chàng trai sinh năm 1987 lại cho rằng, không phải tất cả các nghệ sĩ đều thật lòng với mình. “Vì nghệ sĩ thì diễn đạt lắm, trên sân khấu diễn đã tốt, ngoài đời diễn còn giỏi hơn. Nhiều khi họ bằng mặt mà không bằng lòng. Có người phấn đấu cả đời mà không ai biết đến nên họ không tránh khỏi so đo”, Lệ Rơi nói bóng gió.
Về phần mình, anh tự nhận mình có phước, dù chưa có tuổi nhưng đã có tên trong giới showbiz. Anh tự nhận mình là một nghệ sĩ dân gian, mang tiếng cười đến cho khán giả bằng sự chân thật.
Tuy nhận lại “toàn lời cay đắng” từ cộng đồng mạng nhưng chàng trai Hải Dương vẫn mong chờ một cái duyên để được tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động nghệ thuật.Trạm cân ô tô 60 tấn | Trạm cân ô tô 80 tấn | Trạm cân ô tô 100 tấn | Trạm cân ô tô 120 tấn | Trạm cân ô tô 150 tấn | Trạm cân ô tô 40 tấn
Trích chia sẻ của Lệ Rơi: 
Sau hôm cùng anh em bên công ty giải trí đến cúng tổ nghiệp sân khấu, có rất nhiều ý kiến trái chiều nói này kia. Thực sự, tôi không muốn lên đây để phân bua nhưng thấy thế sự quá thối nát.
Nói thật,  rất nhiều nghệ sĩ, cả già lẫn trẻ khi tôi hỏi Tổ nghiệp tên gì họ đều không rõ. Họ chỉ biết ngày này là ngày tỏ lòng thành kính với người đã khai sinh ra cái nghề sân khấu nghệ thuật biểu diễn này.
Còn để nói về Tổ nghiệp sân khấu thì có rất nhiều truyền thuyết nhưng đúng hơn cả, Tổ nghiệp của ngành sân khấu Việt Nam là xuất thân từ gánh hát rong mà ra. Cái nghiệp sân khấu này bắt nguồn từ văn hóa Trung hoa, một trong những cụ tổ của sân khấu được lịch sử lưu lại là cụ Cao Văn Lầu.
Để nói về Tổ nghiệp thì có rất nhiều Tổ nghiệp. Ngày nay, nhiều người về cúng Tổ nghiệp sân khấu trong đó có tôi. May mắn tôi được chính các bạn trẻ của “thế giới  ảo” thổi phồng lên, làm cho thành vậy, họ không hiểu một chút gì về cá nhân tôi.
Tôi cũng có một thời tham gia nghệ thuật, có một số sản phẩm trên nhiều lĩnh vực,  tuy không đặc sắc lắm nhưng tôi vẫn về dâng hương với lòng biết ơn Tổ nghiệp đã ban cho tôi sự may mắn hơn nhiều nghệ sĩ.
Trong dân gian có nhiều nghệ sĩ và tôi là một “nghệ sĩ có tên mà chưa có tuổi, còn các nghệ sĩ khác nhiều người có tuổi mà chưa có tên”. Nên việc tôi về dự lễ cúng Tổ là bình thường.
 Việt Nam mình quá nhiều ngành nghề. Tại sao không xây dựng Hiệp hội Tổ của các Tổ nghề, để mỗi khi đến ngày giỗ Tổ nghề của mình, mọi người đều được về đó thờ cúng? Và như thế, chắc chắn với mọi người ngày nào cũng là ngày giỗ Tổ nghiệp. Nên hãy coi đó là lòng thành tâm chứ đừng lấy ngày đó ra để làm trò, làm màu. Tôi thấy nhiều người cúng rất quá về việc cúng tổ.
[…]
Về phần tôi, tuy là một anh nông dân trồng ổi làm nông nghiệp thật nhưng bản thân tôi chưa biết lợi dụng, hại người. Chính cái xã hội này đưa đẩy người nông dân như tôi vào những tình khuống dở khóc dở cười. 

Bố mẹ hoảng hốt về loại ma túy giấy bán ở cổng trường

“Tem giấy” hay “bùa lưỡi” hiện được bán công khai tại một số cổng trường học với giá rẻ.
Loại ma túy này thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD, gây ra ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi người dùng.
Chất gây nghiện này tái xuất hiện trong thời gian gần đây sau một thời gian dài (từ cuối thập niên 1970) thế giới ngầm đã ngưng sản xuất. Đây là chất gây ảo giác mạnh nhất cho đến nay, chỉ vài chục mcg là có thể gây ảo giác nên được xem chất ma túy nguy hiểm nhất.
Bố mẹ hoảng hốt về loại ma túy giấy bán ở cổng trường - 1
"Bùa lưỡi" đang rình rập nhiều mối họa đối với giới trẻ.
Phụ huynh hoang mang việc ma túy giấy bán ở trường học
Tuy nhiên, tại một số cổng trường học tại TP.HCM đã ghi nhận loại ma túy giấy được bày bán công khai với giá chỉ khoảng… 20.000 đồng cho 1 miếng ma túy giấy nhỏ kích cỡ khoảng 1,5x1,5cm, in hình ngộ nghĩnh hay nhân vật nổi tiếng. Chúng được sử dụng bằng cách le lưỡi liếm như dán tem hoặc ngậm đầu lưỡi.
Việc sử dụng ma túy giấy dễ dẫn đến các triệu chứng như giãn đồng tử, nhịp tim, huyết áp rối loạn, thân nhiệt thất thường. Một số người có thêm cảm giác ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi như tắm.
Người sử dụng loại ma túy này sẽ dần mất đi vị giác, mất ngủ, khô miệng, run rẩy. Đặc biệt, mắt sẽ bị sai lệch về hình thể, bị khuếch đại, lẫn lộn gần xa, không phân biệt được sáng tối, vùng tiếp giáp màu sắc.
Những thứ không có thật bắt đầu xuất hiện, khi đến giai đoạn cao trào, người sử dụng thấy mình như đang ở thế giới khác, sinh ra ảo giác,…
Trước những nguy hại trên, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng trước sự tấn công của ma túy tại cổng trường học. Nhiều bà mẹ còn băn khoăn liệu con em mình đã sử dụng loại ma túy này chưa.
Chị Minh Hiền (Hai Bà Trưng, Hà Nôi) chia sẻ ngay sau khi thông tin về loại ma túy giấy tràn lan trên mạng. “Mình không rõ ở Hà Nội có bán loại ma túy này ở trường học hay không? Đáng sợ quá, các em còn trẻ, nhận thức vẫn còn bồng bột biết đâu việc chúng sử dụng như để chứng tỏ với bạn bè”.
Chị Hiền nói thêm: “Mình cũng có con trai năm nay 14 tuổi, học cấp 2. Cháu vẫn còn trong độ tuổi dậy thì, suy nghĩ còn hạn chế, mình sợ vợ chồng mình không kiểm soát được cháu. Lỡ cháu nghe theo lời bạn bè dụ dỗ rồi ảnh hưởng tới sức khỏe, việc học hành”.
Đồng tình với ý kiến của chị Hiền, chị Ánh Tuyết (Long Biên, Hà Nội) mong các cơ quan chức năng nhanh chóng dẹp bỏ tệ nạn này để trả lại môi trường học tập trong sạch của các em học sinh.
“Trường học đáng lẽ là nơi an toàn nhất. Nhưng bây giờ rời mắt khỏi bố mẹ ra, các em sẽ gặp rất nhiêu cạm bẫy, cám rỗ. Ma túy đã đến ngay sát cổng trường thế này, thật đáng sợ”, chị Tuyết nói.
Phụ huynh “răn đe” con em mình nên tránh xa ma túy giấy
Bố mẹ hoảng hốt về loại ma túy giấy bán ở cổng trường - 2
Nhiều phụ huynh lo lắng khi "tem giấy" xuất hiện.
Nhiều bà mẹ hiện nay đang truyền tay nhau “bí kíp” để cảnh báo con em mình trước những nguy hại của ma túy giấy.
Đơn cử như chị Như Quỳnh (Hoàng Mai) nói: “Mấy hôm trước mình đọc trên mạng mà phát sợ quá. Mình cũng về hỏi con xem cháu có biết loại ma túy đó không. Rồi cứ mớm lời cho cháu các nguy hại của nó,… Tất nhiên là nói phải khéo, không các em lại cáu ngắt”.
Chị Lệ Hằng chia sẻ thêm ý kiến: “Mình lúc nào cũng dặn con phải tỉnh táo trước khi bỏ cái gì vào miệng hay nghe bạn bè rủ rê”.
“Xã hội thế này... trẻ con biết làm sao... Làm cha mẹ suốt ngày cứ phải nơm nớp lo sợ thì còn làm ăn gì nữa. Cho dù bố mẹ có quan tâm các em nhưng không thể kè kè lúc nào cũng ở bên cạnh để quản thúc. Và việc các em đi học là nguy hiểm nhất, trước hết phải nói cho các em hiểu để mà tránh, dù sao thì cẩn tắc vô áy náy”.
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM: Chúng ta cần giáo dục cho con trẻ nhận biết để tránh xa những cuộc chơi mang tính nghiện ngập vì hầu hết các tình trạng nghiện ngập đều bắt đầu từ những cuộc chơi và sự rủ rê, cộng với bản tính tò mò “thử cho biết” của tuổi mới lớn.
Bác sĩ khuyên phụ huynh phải quan tâm, chăm sóc con em mình thật kỹ. Nhận biết những thay đổi tâm sinh lý, biểu hiện của con để sớm biết và can thiệp đúng đắn.
Phụ huynh đừng cho con em mình nhiều tiền. Khi thấy con có triệu chứng bất thường như mất ngủ hoặc ngủ bất thường (ngủ ngày, đêm thức), hốt hoảng, sợ sệt, hành vi kỳ dị thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Phát hiện bí mật động trời khi xem điện thoại của chồng

Tôi như gục ngã tại chỗ khi biết anh có mối quan hệ rất thân mật với một người đàn bà khác.
Chúng tôi lấy nhau đã hơn 10 năm và có với nhau hai mặt con. Con gái lớn năm nay 13 tuổi, con trai thứ 2 bắt đầu vào lớp 1. Chồng tôi làm kỹ sư xây dựng nên thường xuyên phải đi xa. Có những lúc anh đi công trình xa nên vài tháng anh mới về được một vài hôm. Mọi việc trong nhà cũng như nuôi dạy con cái đều do một tay tôi lo liệu.
Phát hiện bí mật động trời khi xem điện thoại của chồng - 1
Nhưng điều khủng khiếp hơn là cô bồ đã có con với anh (Ảnh minh họa).
Khi còn nhỏ, con gái tôi thường xuyên đau ốm. Gần như tháng nào cháu cũng phải vào viện. Một mình tôi vừa đi làm vừa chăm con ốm nhiều lúc thấy cực khổ và tủi thân ghê gớm. Nhưng rồi mọi khó khăn cũng qua đi. Nhìn thấy hai đứa trẻ lớn lên hàng ngày ngoan ngoãn khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Trong mắt mọi người, chồng tôi vốn là người hiền lành. Tuy anh thường xuyên đi công trình nhưng rất ít khi uống bia rượu hay thuốc lá. Mỗi lúc về thăm nhà cũng không đi đâu mà đều cố gắng dành thời gian nhiều nhất cho ba mẹ con.
Những lúc không phải đi công trình, anh thường về nhà đúng giờ phụ đỡ tôi việc nhà và dạy con học bài, thi thoảng lắm mới đi nhậu cùng bạn bè. Tôi vẫn thường nghĩ dù không được chồng ở bên thường xuyên nhưng tôi thực sự hài lòng về anh và cuộc sống gia đình mình.
Cho đến một ngày giáp Tết năm ngoái, trong một lần uống rượu say, chồng tôi ngủ không biết gì, tôi đã xem trộm điện thoại của anh và phát hiện ra anh có bồ. Nhưng điều khủng khiếp hơn là cô bồ đã có con với anh. Tôi đọc xong mà trái tim như tan nát... nhưng tôi vẫn gắng bình tĩnh tỏ ra bình thường vì muốn cả nhà được ăn Tết vui vẻ.
Sau khi ăn Tết xong, tôi mới thẳng thắn nói chuyện ly hôn với chồng. Không ngờ anh đồng ý luôn nên tôi thấy không còn gì để níu kéo cuộc hôn nhân này. Chúng tôi thống nhất mỗi người nuôi một đứa con. Vì con gái đã lớn nên tôi chọn nuôi con gái, còn con trai ở với anh. Anh cũng thống nhất cho tôi một nửa tài sản để tôi có thể mua một căn nhà nhỏ để lo liệu cuộc sống riêng. Mọi việc chúng tôi đều đã bàn bạc và sắp xếp xong xuôi chỉ đợi tòa án gọi.
Nhưng không ngờ khi biết chuyện, cả hai bên gia đình nội ngoại đều phản đối. Mọi người còn tìm cách lấy hết sổ đổ và giấy tờ tùy thân của tôi để tôi và anh không thể làm được gì. Hơn nữa, anh trai chồng tôi còn làm ở tòa án nên luôn tìm mọi cách để hòa giải cho hai đứa.
Cứ như thế, chuyện của chúng tôi loằng ngoằng mãi đến hôm nay vẫn chưa được giải quyết. Tôi thấy thương hai đứa trẻ vô cùng nên cố học cách tha thứ cho chồng để quên đi chuyện buồn đó. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện anh nồng nàn bên người đàn bà khác, thú thực tôi không kiềm chế được sự tức giận.
Tôi sợ đến một ngưỡng nào đó mình không chịu đựng được thì biết giải quyết mọi việc ra sao? 

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh"

Lễ cưới có sự tham dự của nhiều danh hài nổi tiếng như Chí Trung, Vượng râu, "giáo sư Xoay"...
Đỗ Duy Nam là cái tên quen thuộc với giới trẻ Việt qua những clip chế hài hước, bắt kịp trào lưu. Kể từ khi tham gia chương trình “Gương mặt thân quen 2016” và “làm mưa làm gió” trong game show này, chàng trai được mệnh danh “thánh chế” càng được nhiều người biết đến.
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 1
Khoảnh khắc hạnh phúc của Đỗ Duy Nam
Thông tin Đỗ Duy Nam kết hôn thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Ngày 29/8, chàng trai cho ra mắt bộ ảnh cưới độc đáo bên cạnh bạn gái xinh như hot girl. Ảnh cưới có tên "Vợ thằng Bờm", ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc theo đúng phong cách "thánh chế", khiến người hâm mộ thích thú.
Tối 11/9, "chàng trai thân thiện" của Gương mặt thân quen chính thức "rước nàng về dinh" trong sự chúc phúc của gia đình, bạn bè và đông đảo người hâm mộ. Lễ cưới được tổ chức ấm cúng tại một nhà hàng ở Hà Nội, có sự tham gia của nhiều gương mặt nổi tiếng như: Chí Trung, Vượng "râu", "giáo sư Xoay"...
Không gian cưới được trang hoàng lộng lẫy. Trong ngày vui, chú rể mặc vest đen lịch lãm, còn cô dâu mặc váy cưới cúp ngực gợi cảm. "Thánh chế" Đỗ Duy Nam có không ít khoảnh khắc cười tít mắt khi được nắm tay vợ hot girl, đón nhận lời chúc phúc của mọi người.
Trước khi diễn ra lễ cưới, trên Facebook cá nhân, anh cũng nhiều lần bày tỏ niềm hạnh phúc và sự hồi hộp khi cưới được vợ hot girl. 
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 2
Anh chàng hạnh phúc đón vợ về dinh
Người "vợ hot girl" của Đỗ Duy Nam là Nguyễn Ngọc Anh (21 tuổi, Hà Nội), sinh viên năm cuối trường ĐH Sân khấu Điện ảnh. Cả hai đã có ba năm tìm hiểu trước khi tiến tới hôn nhân.
Duy Nam chia sẻ, Ngọc Anh là cô gái gắn bó với anh từ những ngày hai bàn tay trắng, “tiền không, tiếng cũng không”. Cả hai đã cùng bước qua những khó khăn của cuộc sống và giờ đây quyết định “về chung một nhà”.
Cùng xem những khoảnh khắc ấn tượng trong lễ cưới "thánh chế"  Đỗ Duy Nam:
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 3
Khoảnh khắc hạnh phúc của cô dâu, chú rể
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 4
Cả hai cười rạng rỡ trong tiệc cưới
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 5
Nhận quà cưới từ gia đình hai bên
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 6
Giây phút rót rượu mừng
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 7
Vợ của "thánh chế" được khen ngợi xinh như hot girl
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 8
Cô dâu là Nguyễn Ngọc Anh, sinh viên năm cuối trường ĐH Sân khấu điện ảnh
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 9
Cô gắn bó với Đỗ Duy Nam từ khi anh chưa nổi tiếng
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 10
Lễ cưới diễn ra vui nhộn...
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 11
... những màn biểu diễn dễ thương
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 12
Danh hài Quang Thắng đến chúc mừng hạnh phúc "đàn em"
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 13
Hữu Công cũng có mặt chúc phúc cho người bạn thân
Đỗ Duy Nam cười tít mắt "rước vợ hot girl về dinh" - 14
Lễ cưới còn có sự góp mặt của nhiều danh hài nổi tiếng khác như Chí Trung, Vượng "râu"...

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Thiếu nữ 18 tuổi cầu hôn cụ ông 60 tuổi giữa hội chợ

Cặp đôi đũa lệch này sau đó đã đính hôn bất chấp sự phản đối từ dư luận.
Ngày 2.9 vừa qua, các du khách thăm quan hội chợ máy bay ở Scotland đã không khỏi bất ngờ khi thấy một thiếu nữ 18 tuổi cầu hôn một ông lão 60 tuổi. Cô gái ấy có tên Lisa Miller (sống tại Glasgow, Scotland) và hôn phu của cô là ông Jim Kerr.
Thiếu nữ 18 tuổi cầu hôn cụ ông 60 tuổi giữa hội chợ - 1
 Ông Jim Kerr và Lisa Miller.
Đoạn video quay lại cảnh cầu hôn này đã được đăng tải lên Youtube. Trong đoạn video, Lisa đã bày tỏ tình cảm với người “bạn trai”: “Jim, chúng ta mới quen nhau chưa đến một năm nhưng em yêu anh rất nhiều. Em sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu chúng mình bất chấp dư luận ra sao. Anh đồng ý lấy em chứ?” Ông Jim mỉm cười và gật đầu đồng ý.
Thiếu nữ 18 tuổi cầu hôn cụ ông 60 tuổi giữa hội chợ - 2
 Khoảnh khắc Lisa cầu hôn ông Jim.
Được biết, Lisa quen Jim khi ông còn là nhân viên y tế tại trường trung học Woodfarm (East Renfrewshire, Anh) - nơi Lisa từng theo học. Nhưng không lâu sau đó, ông Jim đã bi đuổi việc vì hiệu trưởng phát hiện ra chuyện tình của ông với Lisa. Một người bạn thân cận của cặp đôi cho biết họ nảy sinh tình cảm với nhau khi ông Jim đang phải vất vả vượt qua cuộc li hôn với vợ. Cũng theo nguồn tin này, gia đình Lisa rất ủng hộ mối quan hệ giữa con gái mình và Jim. Kể từ khi quen Jim, Lisa cũng đã bỏ học.
Thiếu nữ 18 tuổi cầu hôn cụ ông 60 tuổi giữa hội chợ - 3
 Và khóc oà vì hạnh phúc khi ông Jim gật đầu đồng ý.
Hiện tại, ông Jim đang là cha của 3 người con và hầu hết các thành viên trong gia đình đều ủng hộ mối tình của ông với Lisa, trừ cô con gái Allison Kerr (32 tuổi). Allison cho biết cô đã từ mặt người cha của mình vì không chấp nhận việc ông yêu một cô gái quá trẻ. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối, ông Jim và Lisa vẫn quyết định đính hôn.Giá cân điện tử 60 tấn | Giá cân điện tử 80 tấn | Giá cân điện tử 100 tấn | Giá cân điện tử 120 tấn | Giá cân điện tử 150 tấn | Giá cân điện tử 40 tấn

xin đừng từ chối cầu hôn

Cô gái đã chết tại bệnh viện sau khi bị nhiều vết thương quá nặng trên người gây suy tạng.
Ấn Độ: Từ chối cầu hôn, cô gái bị tạt axit đến tử vong - 1
Rathi thiệt mạng vì vết thương quá nặng.
Năm 23 tuổi, khi Preeti Rathi vừa mới chuyển từ thành phố Delhi tới Mumbai để chuẩn bị làm y tá trong Hải quân Ấn Độ thì người hàng xóm tên Ankur Panwar đã hất nguyên một ca axit vào mặt cô khi nữ y tá từ chối lời cầu hôn của tên này. Sự việc đã khiến Rathi chết tại bệnh viện sau khi bị nhiều vết thương quá nặng trên người gây suy tạng.
Vụ việc xảy ra vào tháng 5.2013 ở một nhà ga tại thành phố Mumbai. Ngày 8.9 vừa qua, Ankur bị tòa tuyên phạt tử hình vì hành vi tàn bạo này.
“Tòa án đã tuyên phạt án tử hình với Ankur Panwar”, công tố viên Ujjwal Nikam trả lời hãng tin AFP.
Nikam nói: “Đây là dấu mốc quan trọng với những loại hình tội phạm kiểu này. Lần đầu tiên có một vụ xét xử tạt axit vào phụ nữ bị kết án tử hình”.
Cảnh sát còn cho biết, tội phạm Panwar là cử nhân ngành quản trị khách sạn. Anh thực hiện hành động mù quáng sau khi bị Rathi từ chối lời cầu hôn.
Panwar làm biến dạng khuôn mặt Rathi nhằm hủy hoại sự nghiệp của cô. Gia đình nạn nhân rất vui mừng trước quyết định của tòa án và mong thực thi sớm.
Ấn Độ: Từ chối cầu hôn, cô gái bị tạt axit đến tử vong - 2
Hàng ngàn nạn nhân chịu nỗi đau tấn công bằng axit mỗi năm ở Ấn Độ.
“Chúng tôi luôn mong thủ phạm phải chịu án tử hình. Giờ chúng tôi chỉ hy vọng bản án thực thi càng nhanh càng tốt”, Hitesh Rathi, anh trai của Rathi, nói.
Những nhà vận động cũng lên tiếng ủng hộ quyết định của tòa án nhằm ngăn ngừa những vụ việc tương tự. Tuy nhiên, họ chỉ trích thời gian xét xử quá lâu.
Sonali Mukherjee, nạn nhân với khuôn mặt biến dạng năm 2003 vì một nhóm đàn ông tạt axit nói: “Tôi ủng hộ quyết định của tòa nhưng quá muộn. Mất tới 3 năm để công lý được thực thi”. Những kẻ ra tay với Sonali được hưởng án treo sau khi nộp một khoản bảo lãnh.
Trong năm 2015, Ấn Độ có 300 vụ tấn công bằng axit. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nhiều nạn nhân phải chung sống suốt đời với những nỗi đau thể xác và tinh thần.